Khác với chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí) với nhiều bất cập như chỉ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, các trạm y tế thực hiện theo lịch, còn các bệnh viện cũng chỉ nhận tiêm chủng theo giờ hoặc đôi lúc phải tạm ngưng vì hết vaccine.
|
Chị Văn Thị Thúy Huyền (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) cho biết, sau khi sinh, con chị được các bác sĩ tiêm vaccine của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến tháng 7, lẽ ra phải được tiêm mũi thứ hai nhưng các cơ sở chích ngừa đều thông báo hết vaccine. Do đó, chị phải đưa bé đi tiêm tiếp vaccine dịch vụ. Chị băn khoăn: “Không hiểu sao, càng ở các vùng ngoại thành, giá vaccine lại càng cao”.
Đơn cử, chị Huyền đưa con đi tiêm vaccine Infanrix-hexa (ngừa 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ HIB, viêm gan siêu vi B) tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Phú, giá 630.000 đồng/mũi; uống Rotarix ngừa tiêu chảy vào ngày 27-10 giá 760.000 đồng/liều.
Cùng thời điểm đó, bạn chị Huyền cũng dẫn con đi uống Rotarix ở một cơ sở y tế khác thì có giá đến 810.000 đồng. Thấy giá vaccine con mình dùng thấp hơn của con người bạn, chị Huyền thắc mắc: “Không biết chất lượng có giống nhau không?”.
Rõ ràng, việc giá vaccine tại các dịch vụ hiện mỗi nơi một giá khác nhau khiến người sử dụng cũng khó khăn khi chọn lựa sử dụng loại vaccine nào? Chất lượng có đảm bảo “tiền nào của nấy”?... Cụ thể, một mũi Infanrix-hexa ở Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Phú có giá 630.000 đồng, ở Viện Pasteur TPHCM, Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 lần lượt là 620.000 đồng, 615.000 đồng và 570.000 đồng.
Còn tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, một mũi vaccine Pentaxim (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do HIB) có giá 554.400 đồng, nhưng 3 ba cơ sở trên giá lần lượt là 600.000 đồng, 603.000 đồng và 560.000 đồng.
Ngoài ra, nhiều loại vaccine còn chênh nhau từ khoảng 40.000 đồng trở lên như: Twinrix (ngừa viêm gan siêu vi A-B) của Trung tâm Dinh dưỡng chỉ 370.000 đồng, ở Viện Pasteur đến 430.000 đồng; Pneumo 23 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 báo giá 247.000 đồng, còn Viện Pasteur là 330.000 đồng, Trung tâm Dinh dưỡng là 319.000 đồng.
Theo lý giải của các đơn vị y tế, sở dĩ cùng loại vaccine nhưng giá cả khác nhau là do giá thầu, thế hệ của thuốc, thương hiệu của nhà sản xuất và mức chi phí dịch vụ khi tiêm chủng mà các bệnh viện, trung tâm y tế phải khấu hao khi thực hiện. Tuy nhiên, việc mỗi loại vaccine có đến hàng chục nhà sản xuất như hiện nay, chuyện lựa chọn nhà sản xuất, quyết định giá cả trúng thầu chủ yếu dựa trên mối quan hệ giữa nơi tiêu thụ và nhà cung cấp.
Vẫn có tình trạng bác sĩ tư vấn cho đối tượng chích ngừa lựa chọn nhãn hiệu vaccine được trung tâm “ưu ái”. Giữa một rừng vaccine với đủ mức giá như hiện nay, nhiều phụ huynh có con em tham gia “chích” ngừa lúng túng cách chọn lựa và hay nhất là… chọn đại.
Thiết nghĩ, đã đến lúc nên có giải pháp chấn chỉnh việc thu phí tiêm chủng, cũng như việc quản lý chặt chẽ hơn về vaccine dịch vụ để phụ huynh an tâm hơn với việc tiêm chủng cho trẻ.
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng