Khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè, không khí nóng ẩm thì rất có thể bạn sẽ bị bọ chét tấn công. Đặc biệt, nếu trong nhà có nuôi chó mèo thì nguy cơ này càng cao.
|
Bọ chét là tên gọi chung của loài ký sinh trùng không cánh có tên Siphonaptera. Bọ chét sống ký sinh trên vật chủ là những động vật máu nóng có vú và loài chim.
Ở nước ta, bọ chét thường gặp ở những vật nuôi là chó mèo. Bọ chét có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người.
Hiểu biết về loại ký sinh trùng này là điều rất quan trọng, bởi chúng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.
Con bọ chét và trứng của nó được ép từ da ở bàn chân một số người bị nhiễm – Ảnh: Daily Mail
Theo các nhà sinh vật, vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm. Ở miền Bắc nước ta thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.
Bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều bọ chét xuất hiện.
Bọ chét gây bệnh và truyền bệnh như thế nào?
Bọ chét đốt người, hút máu và gây bệnh sẩn ngứa, để lại di chứng là: các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa.
Những trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.
Thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng.
Ngoài ra, bọ chét có thể là vật chủ trung gian truyền một số bệnh dịch, bệnh sốt kéo dài từ chuột sang người. Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%