Biết mình sắp đến ngày viên tịch, sư Thiện Khoáng (pháp hiệu của ngài Linh Phù) xin nhà chùa cho được hỏa táng...
Xá lợi móng tay có phép 'hô mưa gọi gió' (ảnh min họa) |
Điều huyền diệu bất ngờ đã xảy ra khi thi hài đại sư được hỏa thiêu hàng giờ đã cháy thành than tro nhưng vẫn còn sót lại một chiếc móng tay “đốt không cháy”. Sự kiện linh thiêng kỳ lạ này được các tăng ni, Phật tử coi như một phép nhiệm màu.
Móng tay bất tử
Tương truyền rằng, sau một thời gian ở lại chùa Vạn Thiện giảng dạy Phật Pháp cho các tăng ni, ngài Linh Phù xin với sư trụ trì cho được lên núi, tu hành trong tịnh cốc. Và ngài đã chọn khu vực Núi Chúa, một ngọn núi cao thanh vắng ở gần đó làm nơi lập am thiền tịnh suốt mấy năm trời ròng rã. Hàng ngày vị sư chỉ ăn uống đạm bạc bằng trái vả, trái sung, uống nước suối còn phần lớn thời gian dành cho việc tụng kinh, niệm Phật. Ăn uống kham khổ, thân thể của ngài trở nên héo mòn chỉ còn “da bọc xương” nhưng tài năng, đức độ thì ngày càng triển nở.
Khi biết mình sắp đến ngày giờ viên tịch, ngài trở về chùa Vạn Thiện xin phép sư thầy cho được hỏa thiêu. Được sự đồng ý của thầy trụ trì, ngài phát nguyện xin bà con dân làng trong vùng mỗi người góp cho một bó củi để lập đàn hỏa thiêu. Đại đa số dân làng đều thành tâm góp củi những mong đại sư được siêu thoát về cõi niết bàn phù hộ cho chúng phật tử. Thế nhưng cũng không thiếu kẻ hoài nghi đức độ của vị tu hành nên chỉ mang củi đến cho lấy lệ. Trước lúc về cõi Tây phương cực lạc, ngài khấn nguyện sẽ để lại một vật nhỏ sau khi hỏa thiêu để tạ ơn dân làng.
Đến ngày giờ đã định, ngài Linh Phù ung dung tay cầm tràng hạt, miệng lầm rầm đọc kinh bước lên dàn hỏa thiêu đã dựng sẵn. Cùng lúc đó, đàn trâu trắng mà nhà sư bao năm trông coi cũng kéo đến. Điều hy hữu và kỳ lạ là trên lưng mỗi con trâu đều có sẵn một bó củi đem đến góp vào đàn tràng. Dường như chúng cũng đến để tiễn biệt vị đại sư. Khi đã ngồi an tọa trong thế kiết già, ngài kêu mọi người châm lửa giúp. Thế nhưng, mọi người đều cảm thấy tiếc thương nên không ai đủ can đảm châm lên ngọn lửa.
Cuối cùng, sư Thiện Khoáng bước xuống khỏi giàn hỏa thiêu để tự châm lửa, rồi sau đó bước lên đàn chắp tay niệm Phật như cũ. Lửa bắt đầu bùng lên và rừng rực cháy. Ngọn lửa càng bốc lên cao, tiếng kinh cầu của vị đại sư lại càng nghe rõ hơn. Chứng kiến sự ra đi của vị cao tăng, mọi người đều thương tiếc nên chắp tay trước ngực để cùng niệm Phật cầu nguyện cho ngài, nhiều người rơi nước mắt. Đúng thời điểm nhà sư hóa, đàn trâu trắng cũng giống lên một hồi vang động núi rừng rồi bỗng dưng biến mất trước ánh mắt ngạc nhiên của tất cả dân làng.
Ngọn lửa cháy suốt nhiều giờ đồng hồ. Mãi đến khi gần tối mới tàn. Lúc này, mọi người đến để nhặt tro cốt ngài đặng an táng vào bảo tháp. Thật kỳ lạ, trong đống tro tàn một số bó củi vẫn còn nguyên, dây buộc không bị đứt, củi cũng không hề bị cháy. Nhiều người tin rằng ngài Thiện Khoáng với con mắt tinh tường, thông tỏ lòng người nên khôngdùng đến số củi của những người không thành tâm mà dùng phép tách số củi đó ra ngoài vòng lửa để trả lại.
Nhưng điều khiến tất cả các tăng ni, phật tử vừa ngạc nhiên vừa bàng hoàng xúc động chính là ở nơi hỏa thiêu nhà sư còn lại một chiếc móng tay rắn chắc như ngọc mà “lửa thiêu không cháy” cũng không hề dính một chút tro bụi. Nhiều người tin rằng vị đại sư đã tu hành đến cảnh giới rất cao mới có thể làm được việc phi thường như vậy. Đó cũng chính là vật thiêng đã được ngài Linh Phù trao tặng để tạ ơn cả làng đã mang củi đến lập đàn hỏa thiêu như đã hứa trước khi viên tịch.
Báu vật phù hộ dân làng
Sau khi ngài Linh Phù qua đời, dân làng đã tình nguyện hiến một mẫu ruộng trước cửa chùa để làm nơi xây bảo tháp cho an táng hài cốt vị đại sư, tục gọi là ruộng Hóa Thân. Riêng móng tay hóa ngọc được đặt vào trong một chiếc chung cổ rồi đem về thờ ở am Núi Chúa, cạnh bên dòng Suối Đổ. Tương truyền, nơi đây chính là vị trí trước kia ngài Linh Phù đã lập tịnh cốc tu hành.
Điều lạ là từ khi đem chén chung cổ có móng tay của ngài Linh Phù về thờ ở am Núi Chúa thì vùng chung quanh baogồm các làng Cư Thạnh, Phước Trạch, An Ninh luôn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây trái quanh năm tươi tối. Biết được mấy làng kia có vật báu “hô mưa hoán vũ”, người thôn Đại Điền đã bí mật sang thỉnh về thờ ở am Bà. Điều lạ là từ khi thỉnh được móng tay “bất tử” về thờ, vùng đất Đại Điền lại được mưa thuận gió hòa, đất đai trở nên phì nhiêu, sản xuất ngày càng thu được nhiều thành quả.
Người bên am Núi Chúa phát hiện sự việc dự định sang lấy lại đem về thờ tự. Nhưng cuối cùng nghĩ rằng bên Đại Điền nhiều ruộng đất hơn, nếu được “mưa thuận gió hòa” sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhiều người hơn nên người dân đã đồng ý để xá lợi móng tay của ngài Linh Phù ở lại am Bà. Chỉ khi nào bên Núi Chúa trời khô hạn quá thì mới tìm người sang hương khói và thỉnh về bên am Núi Chúa vài hôm để cầu mưa, rồi sau đó lại đem trao cho người Đại Điền. Xá lợi móng tay của ngài Linh Phù được người dân coi như một báu vật nên luôn được canh giữ cẩn mật.
Sau khi ngài Linh Phù viên tịch, hằng ngày còn có một cặp trâu lạ thường hay len lỏi lẫn vào với bầy trâu của chùa Vạn Thiện vào vườn phá lá dâu. Thấy dâu bị hư hại nhiều, người dân trong vùng rình xem thì phát hiện nguyên nhân là do cặp trâu phá phách. Họ đuổi hai con trâu đến đoạn sông Cạn thì cặp trâu rống lên một tiếng rồi nhảy xuống đoạn sông gần đó, biến mất không một dấu tích. Chỗ hai con trâu nhảy xuống cũng chính là nơi chiếc hồng chung được người dân chôn trước đó. Tin rằng ngài Linh Phù đã hóa Phật nên từ đó về sau, chùa Vạn Thiện còn được gọi là chùa Linh Phù.
Thầy trụ trì Thích Trừng Thông còn cho biết, vườn chùa trước kia rộng hàng mấy chục mẫu đất, cây cối sum xuê, chim chóc thường bay đậu rất nhiều. Nhưng đến nay đất chùa chỉ còn lại dăm mẫu. Phía trước là hai ngọn cổ tháp mấy trăm năm để thờ ngài Linh Phù và sư cô Nấu Dầu. Bên cạnh là hai cây cổ thụ gồm cây dầu đôi trước chùa và một cây song giá. Cây song vốn có hai gốc, nhưng theo thời gian hàng trăm năm đã hòa thành một, bên trong thân cây có bọng rỗng hai người lớn có thể chui lọt. Cây tỏa bóng mát che phủ bảo tháp càng làm nên không khí thanh tịnh của chốn tuyền lâm.
Xá lợi là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó. Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, xá lợi vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa được khám phá. Quan điểm nhà Phật cho rằng, không phải bất kỳ nhà tu hành nào sau khi viên tịch cũng để lại những hạt xá lợi. Mà những hạt vật chất kỳ bí này chỉ xuất hiện khi hỏa táng những bậc cao tăng đã trải qua quá trình tu hành và khổ luyện. Mặc dù khoa học không thể chứng minh được nguồn gốc của xá lợi. Nhưng phàm là người phật tử ai cũng tin rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức. Là biểu tượng thiêng liêng, nhiệm màu của những bậc cao tăng có tấm lòng đại từ đại bi, đắc đạo. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?