Năm 2012 Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) sẽ lãi 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc để doanh nghiệp tự quyết về giá trong điều kiện thị trường.
Năm 2012, EVN đã lãi (Ảnh minh họa) |
Theo báo cáo của Bộ Công thương về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 94,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất hệ thống điện là 9,23%, thấp hơn so với quy định tại Quyết định số 6190/QĐ – BCT ngày 8/12/2009 của Bộ Công Thương vê việc phê duyệt Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2009 – 2012 và thấp hơn tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế năm 2010 (10,15%).
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2011 là 121.356 tỷ đồng, tướng ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2011 là 1.282đ/kWh.
Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 93.557 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện tính theo điện thương phẩm là 988đ/kWh.
Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 6.889 tỷ đồng, , tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện tính theo điện thương phẩm là 73đ/kWh.
Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ là 20.409 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối – bán lẻ điện tính theo điện thương phẩm là 216đ/kWh.
So với giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2011 là 1.226đ/kWh, giá thành sản xuất kinh doanh điện cao hơn 56 đ/KWh. Cứ 1kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng, việc sản xuất – kinh doanh điện bị lỗ 56 đồng.
Theo tính toán từ chênh lệch giá thành điện và giá bán điện trong năm 2011, EVN lỗ 5.297 tỷ đồng.
“Nếu tính thu nhập từ hoạt động có lien quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu từ vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011 EVN lỗ 3.181 tỷ đồng”, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công thương, tổng các khoản chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến hết 31/12/2011 là 26.733,53 tỷ đồng. Bao gồm: Chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ đến 31/12/2011 là 26.669,27 tỷ đồng, chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chưa được phân bổ là 64,26 tỷ đồng.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2011 của EVN bị lỗ là do diễn biến thủy văn không thuận lợi, biến động tỷ giá, biến động nguyên liệu làm tăng chi phí, giá bản lẻ điện thực tế thực hiẹn thấp hơn so với kế hoạch.
Lý giải về đợt tăng giá điện năm 2012 là do bù tỷ giá và tăng giá bán than, ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc EVN cho hay, khoản lỗ 26.600 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá thực tế là chưa được đưa vào giá điện trong năm 2012.
Năm 2012 mới chỉ đưa vào các khoản nợ đã đến hạn, còn số lỗ do tỷ giá này chưa đưa vào vì sợ sẽ tăng áp lực lên giá điện. Hiện Bộ Công thương đang đề xuất lộ trình tăng giá điện trong thời gian tới trên cơ sở xem xét kế hoạch tăng trưởng điện cho sản xuất kinh doanh của năm tới.
Cũng theo ông Tri, năm 2012 do tỷ giá ít biến động, nên phần lỗ do chênh lệch tỷ giá sẽ không lớn.
“Năm 2012 dự kiến có lãi sẽ bù lỗ các năm trước từ 3.500 – 4.000 tỷ đồng, tùy thuộc vào tình hình thủy điện. Năm nay thủy điện khá tốt, ngay cả mùa khô như bây giờ, miền Bắc vẫn có mưa. Năm nay chắc chắn ngành điện sẽ có lãi. Năm 2013 dự kiến cũng sẽ cố có lãi để bù lỗ”, ông Tri nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tri, các chi phí của từng đơn vị trực thuộc và độc lập với EVN đều có báo cáo tài chính năm và được kiểm toán độc lập do một công ty kiểm toán đạt chuẩn thế giới kiểm tra, rồi gửi lên ngân hàng thế giới và các đơn vị cho vay khác.
Về số tiền EVN nợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Tri cho biết, tiền nợ năm 2011 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ khoanh lại, coi như không phải là khoản nợ quá hạn. Số tiền nợ chốt là 9.000 tỷ đồng, dự kiến thời gian trả nợ từ 3 – 5 năm.
“Phương thức trả nợ là bằng trái phiếu. Còn thời gian và lãi suất EVN trong mấy ngày tới sẽ họp để thống nhất với PVN, sau đó trình lên Thủ tướng Chính phủ”, ông Tri nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến giá điện, ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, để sòng phẳng, nên tách chi phí liên quan đến chi phí của nhà nước ra khỏi giá điện. Nói cách khác là tách nhiệm vụ xã hội ra khỏi ngành điện.
“Hiện nay, thị trường mua bán điện cạnh tranh mới hình thành, chưa hoàn chỉnh, trong khi thị trường phân phối là mấu chốt thì lại chưa có. Vì thế nên chưa thể để giá điện cho doanh nghiệp tự quyết như hiện nay, nhà nước nên điều tiết, kết hợp kinh doanh của ngành điện với cuộc sống xã hội để điều tiết cho hợp lý”, ông Phan nhấn mạnh.
Ông Phan cũng cho biết thêm, với tốc độ như hiện nay, năm 2013 chắc chắn là chưa hình thành được thị trường cạnh tranh phân phối điện.
- Chồng Thu Phương tiết lộ Đàm Vĩnh Hưng bị ca sĩ Bích Tuyền và chồng tỉ phú kiện ngược
- Thay đổi quan trọng liên quan đến lương hưu và tuổi nghỉ hưu từ năm 2025
- Bốn con giáp có nhiều khả năng làm giàu chỉ sau một đêm vào năm 2025. Bạn có nằm trong số đó?
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?