Dù còn chưa chắc chắn nhưng các đại sứ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa đạt được một thỏa thuận nhằm ủng hộ kịch bản chính trị ở Syria của Liên đoàn Ả rập sau khi họ bỏ qua mục đòi Tổng thống nước này từ
|
Liên Hợp Quốc vừa đạt được thỏa thuận về Syria.
Thỏa thuận này vẫn còn chưa được nhận được sự đồng thuận chính thức của 15 chính phủ các nước, trong đó có Nga, nước đã phủ quyết bản Nghị quyết hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhằm thuyết phục Nga và những nước còn nghi ngại khác đồng ý với bản Nghị quyết, các đại sứ phương Tây và Ả rập đã bỏ bớt lời kêu gọi tự nguyện ra lệnh cấm bán vũ khí và các lệnh cấm vận khác.
Mặc dù các nhà ngoại giao cho hay những thay đổi trên đã làm giảm đi sức ép đối với chính quyền Syria, nhưng họ muốn tập trung vào việc ủng hộ Liên đoàn Ả rập thúc ép Syria tiến hành chuyển giao dân chủ.
Hiện vẫn chưa rõ những thay đổi trên trong bản nghị quyết đã đủ sức thuyết phục Nga, đồng minh chính và nguồn cung cấp vũ khí của Syria, hay chưa. Tuy nhiên các đại sứ cho hay họ có kế hoạch gửi bản nghị quyết này về cho chính phủ nước mình để quyết định có nên đưa ra bỏ phiếu hay không.
“Điều mà Liên đoàn Ả rập mong muốn từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là sự ủng hộ mạnh mẽ, và đó là kết luận mà chúng tôi viết trong bản nghị quyết”, Mohammed Loulichki, đại diện của Ma rốc, quốc gia thảo ra bản nghị quyết, phát biểu.
“Trong các cuộc thương lượng, tất nhiên chúng tôi không thể đưa ra tất cả các nội dung nhưng mọi người đều hiểu rõ về các nội dung đó”, ông nói.
Sau 4 tiếng thương lượng, các câu trả lời của đại sứ đều tránh khẳng định đã đạt được một thỏa thuận mà thay vào đó nhấn mạnh rằng có một tài liệu đã được đồng thuận và họ đang gửi trở về chính phủ quê nhà để thông qua.
“Hiện đang có một số vấn đề còn phức tạp mà chính phủ Mỹ sẽ phải cân nhắc và hướng dẫn thêm cho chúng tôi”, Susan E. Rice, đại sứ của Mỹ tại Hội đồng Bảo an LHQ nói.
Trong hai ngày qua, các cuộc tranh luận gay gắt nhất quay xung quanh một đoạn nghị quyết định nghĩa về sự ủng hộ của Hội đồng đối với thay đổi chính trị ở Syria.
Mặc dù đã bỏ bớt một số nội dung, trong đó có yêu cầu Tổng thống Assad phải chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống, nhưng các đại sứ cho hay các nội dung quan trọng vẫn không thay đổi. Ngoài ra, chữ “do Syria dẫn đầu” được đưa thêm vào để nhấn mạnh rằng người nước ngoài không được cam thiệp vào quá trình chuyển giao chính trị ở nước này.
Về phía Nga, khi được hỏi liệu nước này có thể chấp nhận từ “ủng hộ đầy đủ” (đối với kế hoạch của Liên đoàn Ả rập), đại sứ Nga Vitaly I. Churkin tránh trả lời trực diện mà nói: “Kết quả cuối cùng là chúng tôi có thể đưa ra một bản nghị quyết để gửi về nước nhà và chờ đợi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi sẽ rất vui nếu chúng tôi có thể thành công”.
Trước đó, Nga "thề" sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào ủng hộ việc loại bỏ chính quyền Assad hoặc cho phép can thiệp quân sự từ nước ngoài vào Syria.
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành