Mới đây, cơ quan tôi mời chuyên gia đến tập huấn cho cán bộ, công nhân viên về “kỹ năng giao tiếp”. Theo lịch làm việc, chương trình tập huấn sẽ được bắt đầu từ 7g30 sáng và chiều từ 13g30, nhưng khi đến giờ mới lác đác mấy người đến.
|
Buổi tập huấn phải bắt đầu trễ hơn so với kế hoạch 30-40 phút. Khi đại diện cơ quan giới thiệu mục đích, nội dung chương trình tập huấn và chuyên gia phụ trách thì chỉ lốp đốp mấy tiếng vỗ tay của những người ngồi bàn đầu.
Trong giờ tập huấn, khi chuyên gia báo cáo thì phía dưới là cảnh người đọc báo, người nói chuyện riêng hoặc chơi game trên điện thoại. Thỉnh thoảng, khi chuyên gia đang say sưa giảng thì chuông điện thoại của vị nào đó reo vang những bản tình ca nghe rất ngọt ngào, và chủ nhân những chiếc điện thoại cứ nói chuyện tự nhiên như ở chốn không người.
Chưa hết, một số người vừa ăn, vừa chụm đầu bàn tán chuyện gì đó. Khi những câu chuyện đến giai đoạn “cao trào”, họ lại bàn tán thật rôm rả làm cho chuyên gia phải ngưng giảng để nhắc nhở.
Trong giờ tập huấn mà các thành viên trong lớp đi ra đi vào rất thoải mái, một số khác lại liên tục “gật đầu” đồng ý (ngủ gật). Khi chuyên gia đưa ra những tình huống để trao đổi, thực hành ứng xử thì cũng chỉ mấy người tham gia giải quyết vấn đề một cách chiếu lệ. Chưa kết thúc buổi học mà lớp đã vắng hoe, còn chỗ ngồi họ để lại thì... chao ôi là rác.
Ảnh minh họa
Hằng năm, cơ quan tôi vẫn thường tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi, phổ biến... những vấn đề liên quan đến chuyên môn, chính sách của Nhà nước hoặc các kỹ năng mềm cho cán bộ, công nhân viên. Và hầu như buổi tập huấn, hội thảo...nào cũng diễn ra như vậy. Khi tôi kể chuyện này với bạn bè, nhiều người nói rằng tình trạng ở cơ quan họ cũng y như thế.
Bạn bè tôi phân tích có chuyện như vậy là do cách tổ chức các buổi này thường rập khuôn theo kiểu một chuyên gia cứ đứng trên bục báo cáo suốt buổi, tạo cảm giác nhàm chán, buồn ngủ...cho người nghe. Người đi dự tập huấn, hội thảo... thường là do cơ quan bắt buộc đi nên không mấy mặn mà, chú tâm. Một số người còn xem tham dự hội thảo, tập huấn...là một cơ hội để tranh thủ về sớm đón con hoặc để tránh kẹt xe.
Mục đích của tập huấn, hội thảo... là để nâng cao kỹ năng làm việc, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ hoặc bổ trợ các kiến thức khác. Đây là cơ hội tốt cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng, kỹ năng nghề nghiệp, nắm vững các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để có được buổi tập huấn, hội thảo, mạn đàm... ấy, một mặt các cơ quan phải bỏ ra số kinh phí không nhỏ mời chuyên gia, giáo viên có học vị, uy tín về giảng dạy. Mặt khác các cơ quan phải tổ chức, sắp xếp lịch làm việc để nhân viên có thể tham dự.
Việc những người tham dự không quan tâm đúng mức hoặc thờ ơ với các buổi tập huấn, hội thảo... rõ ràng là một sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?