Nhiều hoạt động không lành mạnh đang làm méo mó, lem nhem chốn linh thiêng đền Bà Chúa Kho (núi Kho, khu Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Đền Bà Chúa Kho đông khách thập phương về lễ nhất kể từ đầu năm |
Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng giêng âm lịch), theo tục truyền là ngày giỗ của Bà Chúa Kho, cũng là ngày du khách thập phương đổ về đông nhất thành kính dâng lễ.
Ngay từ sáng sớm, người xe đã tấp nập đổ về đền. Lối lên đền đông nghịt. Nhiều người phải đội lễ lên đầu, nhích từng bước chân lên sân đền hành lễ.
Xen trong không khí náo nức đón xuân, thành kính dâng lễ là tiếng loa của ban quản lý nhà đền liên tục, ra rả nhắc du khách trước khi vào làm lễ kiểm tra tư trang và cất giữ thật cẩn thận. Dù vậy, thi thoảng ban quản lý di tích vẫn phải gọi loa thông báo có du khách mất ví, giấy tờ… khiến nhiều người đi lễ vừa thành tâm dâng lễ vừa cảnh giác, nơm nớp sợ mất cắp.
“Đến lạy mẫu, lễ thánh cầu an mà lòng quá bất an. Vừa khấn vừa lo giữ đồ. Có khi, đang chắp tay khấn lạy, thấy động đậy phía sau lại phải quơ tay vào túi kiểm tra đồ… thật là phải tội”, bà Nguyễn Thị An (58 tuổi) ở Bắc Giang than thở.
Bên cạnh đó, người đến dâng lễ lên Bà Chúa Kho năm nay còn khó tránh khỏi “ma trận cạm bẫy” do phường lưu manh giăng sẵn ngay ở sân đền để làm tiền khách thập phương. Quanh khuôn viên sân đền có gần chục hàng tiền lẻ chia chỗ, lao xao mời khách đổi tiền lẻ với giá cắt cổ. Tùy khách mà chém, giá thông thường là 100.000 ăn 70.000 đồng, cao hơn là 80.000 đồng. Tuy nhiên, có người cắn răng phải đổi với mức 100.000 đồng ăn 60.000 đồng.
Mặc dù ban quản lý di tích đã bố trí rất nhiều khay bày lễ miễn phí cho du khách nhưng nhiều người vẫn phải thuê khay với giá 10.000 đồng/lượt. Dịch vụ này bày, chào hàng la liệt ngay giữa sân đền.
Đắt hàng nhất có lẽ là dịch vụ… khấn thuê. Dấu hiệu dễ nhận ra nhất trên tay những người khấn thuê thường cầm một chiếc bát nhỏ màu trắng, và họ luôn lảng vảng trước cửa Tam quan chào hàng. Giá mỗi lượt khấn thuê thường là 20.000 đồng, có khi lên đến 50.000 đồng/lượt hoặc hơn, tùy mặt khách.
Cách đó không xa là nơi hóa vàng mã luôn thường trực 4-5 thanh niên mặt mày bặm trợn sẵn sàng nhận hóa vàng mã giúp khách thập phương với giá trên trời: 20.000 đồng/lượt. Ai muốn tự tay đốt cũng chỉ được lại gần cửa lò, quăng vàng mã vào nhưng vẫn phải trả phí.
Từ sáng sớm, lối lên đền Bà Chúa Kho đã đông kín khách đến dâng lễ
Sân đền đông kín người dâng lễ
Dịch vụ đổi tiền giá trên trời
Dịch vụ thuê khay tự phát với giá 10.000/lượt
Dấu hiệu nhận biết dễ nhất của dịch vụ khấn thuê tại đến Bà Chúa Kho là những người luôn cầm chiếc bát nhỏ màu trắng
Một nhóm thanh niên bặm trợn đứng trước khu vực hóa vàng mã ép khách phải thuê hóa vàng mã với giá 20.000 đồng/lượt
Giả hòm công đức để hốt tiền lễ khách thập phương
Có lẽ, đến đền Bà Chúa Kho đầu năm nay, điều khiến nhiều người bất bình nhất là nạn giả hòm công đức của nhà đền để lừa khách bỏ tiền vào.
Ngay chính giữa cửa Tam quan của nhà đền Bà Chúa Kho luôn có gần chục phụ nữ, chừng từ hơn 30 tuổi đến trên 50 tuổi, ăn vận lịch sự, thay phiên nhau, 4 người/kíp liên tục gạ gẫm, lôi kéo khách thập phương… xin lộc của nhà đền bằng cách thả tiền vào chiếc khay sắt tráng men đậy trên chiếc thùng nhựa màu đỏ, loại đựng được 200 lít nước. Hễ thấy người bưng lễ lên cửa Tam quan là ngay lập tức một người phụ nữ chạy lại vỗ vai, níu tay mời xin lộc. Nhiều người đang bận đội mâm lễ nặng, đầy cũng không thoát. Nhiều người thản nhiên thả tiền lẻ mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng thậm chí cả 50.000 đồng- 100.000 đồng mà không hề hay biết bị mắc lừa đám "nữ quái".
Anh Trần Văn Sơn (40 tuổi, ở H.Thường Tín, Hà Nội) đến lễ bị nhóm nữ quái dụ ra tâm xin lộc đền, cho biết: “Đi lễ chùa đầu năm không mấy ai để ý đến chuyện giả hòm công đức để ăn cắp lộc của nhà đền. Tôi thấy có người mời xin lộc nên cũng không đề phòng, đến cửa thiêng, ai dám gian dối. Nghĩ người ta có ý tốt mời mình xin lộc đền nên cũng không lăn tăn ra tâm. Với lại, chỉ thấy loa nhà đền nhắc đề phòng mất cắp, chứ không thấy nhắc cảnh giác kiểu lừa tiền này. Năm trước tôi cũng đi lễ nhưng không thấy “trò ma” này nên nghĩ đó là nơi ra tâm xin lộc mà nhà đền mới bố trí. Đền bà là chốn linh thiêng, làm bậy được lợi trước mắt nhưng chắc chắn không có hậu”, anh Sơn chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV, từ 9h sáng đến 11h30 trưa, nhóm “nữ quái” này đổi kíp chèo kéo khách xin lộc gần 10 lần để tránh đụng lại người đã mời. Cũng trong khoảng thời gian này, các "nữ quái" đã nghiêng chiếc khay đầy tiền gần 20 lần để đổ “lộc” vào chiếc thùng. Đến gần trưa, chiếc thùng nhựa đỏ đã ngân ngẩn gần đầy tiền lộc đủ các mệnh giá, nhiều nhất là các tờ 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng.
Khi chúng tôi lại gần chiếc thùng nhựa đỏ giả làm hòm công đức, một trong 4 phụ nữ đứng canh thùng liền đon đả mời: “Xin lộc nhà đền đi em” và bảo thả tiền lên chiếc khay có khá nhiều tiền lẻ do du khách “dính bẫy”. Thoáng thấy máy ảnh, cả bốn người phụ nữ liền hò nhau, kẻ che ống kính, người kéo chiếc thùng đi chỗ khác như có sự phân công bài bản từ trước. Liền sau đó, với vẻ mặt không mấy dễ chịu, những người này theo dõi sát sao mọi cử chỉ của chúng tôi.
Tuy nhiên, khi bóng chúng tôi khuất tầm mắt, chiếc thùng nhựa đỏ đầy tiền lẻ lại được kéo ra để trước Tam quan đền. Mọi việc trở lại bình thường, nhóm "nữ quái" vẫn mau mắn, đon đả mời du khách đến đền xin lộc. Khách thập phương "sa bẫy" lia lịa. Chốc chốc, chiếc khay lại được nghiêng xuống để trút tiền vào thùng. Ngoài chiêu trò này, nhóm "nữ quái" cũng kiêm luôn trò khấn thuê.
Dù vậy, ông Bùi Quang Trung, đại diện ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho vẫn khẳng định, tình hình an ninh trật tự ở đây ổn định hơn năm trước. Chỉ thi thoảng xảy ra móc túi, mất cắp. “Hôm trước, chúng tôi cũng đã bắt được 2 phụ nữ móc túi, đã giao cho công an xử lý”, ông Trung nói.
Theo ông Bùi Quang Trung, đại diện ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, các dịch vụ ở ngay sân đền không phải do ban quản lý làm mà là tự phát. Đề cập đến nhóm "nữ quái" lộng hành trước cửa Tam quan, ông Trung cho biết, vẫn cho người liên tục giám sát nhưng không đuổi dứt khoát được vì “chúng tôi đều đã nhiều tuổi, khách đến lễ quá đông, chỉ lo tiếp đón đã đủ mệt”.
Đại diện ban quản lý đền Bà Chúa Kho cũng cho biết, từ đầu năm, luôn có 6 công an làm nhiệm vụ giữ trật tự tại đền. Ngày hôm nay đông nhất thì huy động thêm cảnh sát giao thông, cảnh sát 113.
Nhiều khách "dính bẫy" bỏ tiền vào khay trên chiếc thùng đỏ để xin lộc
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%