'Vua' ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng.
Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước Vua giả và Chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng. |
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" lại diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "Vua, Chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, ông Ngô Tiên Kha (72 tuổi) có vinh dự làm vua. Từ sáng sớm, ông Kha mặc long bào tới sân đình làm lễ.
Còn người đóng vai Chúa là ông Nguyễn Văn Trí (71 tuổi). Ông Trí cho biết, có được vinh hạnh này là rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng. Trước đây, ông từng được đóng vai quan.
Bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.
Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm.
Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, "Vua" phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút.
Còn "Chúa" tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, "Chúa" đi bộ về đền Thượng đón "Vua"...
... và tự tay chém gà trắng rồi chém tiếp 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.
"Vua" ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước ra đình cùng với kiệu "Chúa".
Còn 4 vị "quan" ngồi võng.
Đám rước dài gần cây số, hai bên bờ mương dân làng quây kín đón xem.
Trong lễ rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu "Chúa" lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho "Vua".
Còn "vua" đi sau đường hoàng, uy nghiêm.
Lễ hội năm nào cũng diễn ra nhưng không người dân trong làng nào muốn bỏ qua cơ hội xem "vua". Bà cụ Tê dù lưng còng nhưng vẫn chống gậy lọ mọ giữa đám đông để hòa chung vào lễ hội.
Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm mà náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đều hồ hởi dõi theo.
Sau lễ rước, “vua” trở về nhà bái kiến tổ tiên, gia tộc. Bà con làng xóm vui mừng tới chúc mừng.
Lúc này người làng đã giết mổ lợn sẵn để phát khao cho những người được ưu tiên trong danh sách.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%