Để ngăn chặn 1 thảm họa từ ngoài không gian sẽ tấn công Trái Đất và tháng 2/2013 tới các nhà khoa học đã đưa ra 2 phương án, nhưng liệu có còn kịp?
|
Tiểu hành tinh 2012 DA14 dự kiến sẽ lao thẳng về phía Trái Đất vào tháng 2/2013 với nhiều nguy cơ tiềm tàng về sức sát thương của mình.
Các nhà khoa học đã đưa ra được 2 phương án đối phó đó là bắn tên lửa thẳng vào nó hoặc thay đổi màu sắc hiện tại của tiểu hành tinh để thay đổi quỹ đạo bay tranh nguy cơ lao vào Trái Đất. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là thời gian đã không còn đủ để có thể thực hiện các kế hoạch này.
NASA đã xác nhận đây là tiểu hành tinh với bán kính 60m được phát hiện bởi các nhà thiên văn học Tây Ban Nha và tháng 2 vừa qua. Nó sẽ lướt qua Trái Đất với khoảng cách rất gần trong 11 tháng nữa. Quỹ đạo của DA14 sẽ tiến gần tới Trái Đất và đưa ra những lo ngại về 1 vụ va chạm trực tiếp với chúng ta.
Một tiểu hành tinh nguy hiểm đã được phát hiện bởi các nhà thiên văn học Tây Ban Nha sau 3 năm nó di chuyển trong quỹ đạo mới của mình. (Ảnh minh họa)
Khoảng cách dự kiến khi DA14 lướt qua chúng ta sẽ là khoảng 27.000km, khá gần so với khoảng cách giữa các hành tinh trong không gian. Với các tiểu hành tinh kích cỡ như thế này nếu chậm trễ thì con người sẽ chẳng thể làm gì ngoài việc tính toán khu vực va chạm và chờ đợi hậu quả.
Các nhà khoa học đã đưa ra 1 số phương pháp để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng này. Giới chuyên gia đã đưa ra gợi ý về 1 tàu vũ trụ, bay ra ngoài không gian sau đó bắn tên lửa vào tiểu hành tinh làm nó thay đổi quỹ đạo hoặc phá vỡ nó thành những mảnh vụn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chuyên gia của NASA là David Dunham cho biết chúng ta cũng có thể làm nó... đổi màu.
Khi thay đổi màu sắc thì khả năng hấp thụ và bức xạ nhiệt từ mặt trời của tiểu hành tinh sẽ thay đổi, từ đó sẽ làm thay đổi nhiệt độ và quỹ đạo của nó.
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng phương pháp này đứng thứ 8 trong số 10 phương pháp khả thi nhất để thay đổi quỹ đạo 1 tiểu hành tinh.
Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra 1 số trở ngại khi chuyên gia Aleksandr Devaytkin đến từ Nga cho biết nó có thể nguy hiểm và khó lường hơn khi quay trở lại sau 1 vòng quỹ đạo vào năm 2056.
Sơ đồ quỹ đạo của DA14 năm 2012
Để xây dựng được 1 tàu vũ trụ đủ khả năng tấn công DA14 phải mất 2 năm và dường như việc xuất hiện của nó là điều rất đắng cay với nền khoa học vũ trụ thế giới. Theo nhà phân tích Sergey Naroenkov đến từ Viện hàn lâm Khoa học Nga thì DA14 đã từng vài lần sượt qua Trái Đất trước khi thay đổi quỹ đạo 3 năm trước.
Trong khi những mối đe dọa từ không gian ngày càng tiềm ẩn thì các dự án đối phó với các tiểu hành tinh vẫn đang còn trên giấy tờ.
Theo chuyên gia Dunham của NASA, DA14 chưa thực sự là mối đe dọa quá lớn và nó cũng không phải là dấu hiệu của ngày tận thế. Với kích thước 60m khi lao vào khí quyển Trái Đất nó sẽ bị vỡ; các mảnh vỡ này sẽ bốc cháy và ít có khả năng tiếp xúc với bề mặt Trái Đất.
Nhưng nếu tiểu hành tinh có cấu tạo bền vững và không vỡ khi lao vào Trái Đất, nó sẽ tương đương với vụ nổ Tunguska năm 1908 với sức tàn phá trên diện tích 2.150 km vuông - tương đương với diện tích Luxembourg và điều tồi tệ là cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tính toán chính xác được khu vực mà DA14 có thể va chạm trong năm tới.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?