Có một “kỳ nhân” bằng tay trần cầm vào nguồn điện 220 V mà không bị điện giật và thêm biệt tài thuần phục hàng ngàn con trâu hung dữ.
Anh Hùng cầm vào nguồn điện 220 V và người khác cầm bút điện thử bất kể chỗ nào trên người anh đều có dòng điện. |
“Kỳ nhân” đó là anh Hoàng Ngọc Hùng (sinh năm 1980) ở xóm 6, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Người không sợ điện giật
“Nhiều lần bà con láng giềng có đường điện bị hỏng, chạy qua nhờ anh Hùng mắc nối mà không cần ngắt cầu dao điện. Ai cũng nổi da gà vì sợ anh bị điện giật nhưng anh Hùng vẫn thản nhiên làm việc bằng đôi tay trần”. Lời kể này của anh Duy, người cùng xóm với anh Hùng, đã khiến tôi lấy làm kinh ngạc.
Nghe vậy, tôi đi tìm gặp anh Hùng và phải vất vả nài nỉ mãi thì anh mới chịu kể: “Cách đây năm năm trong một lần kéo đường dây điện ra để nối máy bơm nước làm công trình, không may đường dây điện lưới (220 V) bị đứt, quấn vào cổ. Tôi hoảng hồn chạy, nhảy, hét lên để dây điện rơi khỏi người, tuy nhiên khi nhìn xuống thì thấy dây điện vẫn đang quấn trên cổ mình và chỉ thấy hơi tê tê mà thôi. Ngạc nhiên, tôi lấy tay lôi dây điện xuống rồi chạy đi tìm bút điện để thử thì đúng là có điện thật. Tôi chưa thực sự tin mình có khả năng kỳ lạ ấy, nhiều lần sau đó tôi dùng tay cầm vào điện để kiểm chứng thì quả thực không bị điện giật”.
Để kiểm chứng, tôi đề nghị anh biểu diễn. Lấy một nguồn điện 220 V, phích cắm, một đoạn dây và một bóng đèn đưa anh Hùng. Anh lần lượt bứt đoạn dây điện có bóng đèn ra rồi cắm vào ổ điện nối dây để bóng đèn này sáng bằng đôi tay trần. Khi tôi dùng bút điện thử vào cơ thể của anh thì bút điện sáng lên. Anh Hùng còn ngậm luôn cả sợi dây điện đang cắm vào nguồn điện 220 V mà không bị hề hấn gì.
Biệt tài bắt vía trâu
Người dân vùng quê xã Nghĩa Bình, trong thời gian gần đây, không ngớt xôn xao bàn tán… Họ bảo, có nhiều con trâu bướng bỉnh “quất không đi, hò không đứng”, thế nhưng vào tay anh Hùng chỉ khoảng vài phút là trâu bị “bắt vía” và nghe lời anh.
Nhiều người rỉ tai nhau đồn đoán anh Hùng có phép… thôi miên. Có người lại cho rằng anh Hùng có được biệt tài này là do một thầy lang người Mường ở miền núi phía tây Nghệ An truyền cho lá bùa thuần phục trâu.
Ông Nguyễn Văn Trinh, xóm trưởng xóm 6, nói bằng giọng chắc nịch: “Khả năng thuần phục trâu của anh Hùng là hoàn toàn có thật! Nhưng bí quyết thuần phục trâu của anh Hùng, ở làng quê này vẫn chưa ai có thể học theo được”.
Anh Hùng cười xòa trước khi tiết lộ: “Mỗi con trâu có một tính nết khác nhau và có “vía” khác nhau. Khi đã quen, chỉ cần liếc mắt qua đã biết con trâu đó thế nào và thuần phục dễ hay khó. Những con có “vía” thấp thì dễ thuần phục, trong khi những con có “vía” cao thì thường bướng bỉnh, gọi là trâu “bạc mày”, “sát chủ”, “loạn xoáy”, “xuống tóc”…”.
Khi đã thân tình hơn, anh Hùng đem chuyện nhà ra kể lể: “Nhà bố mẹ tôi làm nông, lúc lên 15 tuổi tôi đã phải đem trâu đi cày ruộng và kéo xe. Một hôm ra đồng thu hoạch ngô, sau khi chiếc xe chất đầy ngô nhưng vì sức yếu tôi không thể giơ nổi cái càng để trâu kéo xe về, đành phải ngồi dưới trời mưa tầm tã đợi có người đi qua nhờ giúp. Tự trách bản thân vì nhỏ con sức yếu nên trong đầu tôi đã nghĩ rằng mình phải huấn luyện trâu để nó có thể tự móc ách. Đêm hôm đó về nhà nằm ngủ, tôi cứ thấy mơ màng về việc mình sẽ huấn luyện trâu…”.
Nghĩ là làm, anh đem chính con trâu của mình ra một bãi đất trống khuất sau nhà để huấn luyện. “Vất vả lắm, cả người và trâu lăn lộn luyện tập bất kể mưa hay nắng. Rồi công sức bỏ ra cũng được đền đáp, khi con trâu đầu tiên này thuần thục một vài kỹ năng như móc ách xe, sau đó biết bò, quỳ…” - anh Hùng hào hứng nhắc lại.
Anh Hùng huấn luyện cho trâu quì…
Để thuần phục trâu, theo lời anh Hùng, cần phải trải qua các công đoạn sau: “Đầu tiên là huấn luyện trâu móc ách. Các công đoạn kế tiếp khó hơn như bò, quỳ, tập đứng ba chân và giơ chân còn lại lên bắt tay người. Và “đỉnh” nhất phải kể đến là huấn luyện trâu biết chơi bóng, như những chú voi thường biểu diễn trong các đoàn xiếc quốc tế”.
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Anh Hùng sau đó đã cho tôi trông thấy tận mắt về khả năng điều khiển trâu. Thật bất ngờ, khi anh Hùng hô khẩu lệnh “Nằm xuống!”, con trâu đực liền nằm; “Đứng ba chân!”, nó lập tức đứng, sau đó anh nói “Bắt tay này!” thì con trâu liền giơ một chân trước lên bắt lấy tay anh…
Từ ngày nổi tiếng với biệt tài thuần dưỡng trâu, anh Hùng không ngớt bận rộn, người trong làng, ngoài xã mỗi khi họ gặp phải con trâu bướng bỉnh đều tìm đến nhờ anh thuần dưỡng. Anh sẵn sàng giúp mà không nhận tiền công. Được đồn thổi gần xa, nhưng anh Hùng vẫn khiêm tốn cho rằng đó chỉ… “tài lẻ”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%