Đứng sừng sững giữa lòng đại dương và là một trong những nơi xa xôi nhất nước Anh, Bishop Rock là một thử thách điển hình trước sức mạnh của thiên nhiên.
Nằm cách hòn đảo Scilly (hạt Cornwall) gần 6,5km, Bishop Rock chỉ là một gờ đá nhỏ nổi lên giữa mặt biển, dài 46m và rộng 16m |
Trước đây, đá xung quanh đảo Scilly là nguyên nhân của rất nhiều vụ chìm tàu. Năm 1707 khi đội chiến hạm với 2000 người của đô đốc Cloudesley Shovell (sĩ quan hải quân Anh) bị đắm, bộ ba quyền lực của chính quyền vương quốc Anh, xứ Wale và các vùng lãnh hải thuộc Anh (Trinity House) đã quyết định xây dựng một ngọn hải đăng ngay trên vùng nguy hiểm nhất ở phía Tây, và đó chính là gờ đá Bishop Rock.
James Walker, kĩ sư trưởng của Trinity House lúc đó phản đối việc xây dựng một công trình tháp trên Bishop Rock, với lí do gờ đá này quá nhỏ trong khi các nhân tố ngoại cảnh khác quá mạnh. Ông chỉ ra rằng tháp hải đăng này sẽ không thể chống chọi được với sức mạnh dữ dội của biển và sức ép của gió (lên đến gần 3418 kg / m2).
Chính vì vậy, vào năm 1847, một ngọn hải đăng cột ốc vít với chi phí xây dựng 12.000 bảng Anh được dựng lên. Nhiệm vụ đầu tiên là chôn chân gang vào đá granit cứng, chống đỡ cho các thanh sắt. Và như vậy, theo tính toán các đợt sóng sẽ xô qua các cột thay vì đập thẳng vào tòa tháp. Nội trong 2 năm, công trình này được hoàn thành, và chỉ cần lắp đặt thêm thiết bị đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, trước khi nó được hoàn thiện một cách trọn vẹn, một cơn bão mạnh đã thổi bay toàn bộ công trình vào tối hôm 05/02/1850.
James Walker đã không màng đến tin này, và quyết định xây lại một tháp bằng đá granit. Đây là một nhiệm vụ khá nguy hiểm vì sóng biển khá dữ dội và hòn đảo này lại quá nhỏ. Công nhân lúc đó phải nghỉ ngơi tại một hòn đảo không người khác ở bên cạnh, và tất cả nhà ở và xưởng làm việc đều được dựng tạm ở đây. Việc di chuyển từ đảo này đến Bishop Rock cũng tùy thuộc vào thời tiết. Đá granit lấy từ đất liền phải được gọt giũa và đếm số lượng trước khi chuyển đến đảo. Cuối cùng, sau 7 năm, công việc xây dựng ngọn hải đăng được hoàn tất vào năm 1858.
Ngọn hải đăng cao 49m này hiện sử dụng năng lượng từ máy phát điện và ắc quy, thay vì nến và đèn dầu như những ngày đầu. Năm 1976, một sân bay lên thẳng đã được xây dựng thêm tại đây, và đến năm 1991, toàn bộ hệ thống ở Bishop Rock đều được chuyển sang vận hành tự động. Những người cai quản ngọn hải đăng này đã rời đi kể từ tháng 12/1992.
Ngày nay, ngọn hải đăng có 10 tầng, và khách du lịch có thể ở đây trong khoảng từ một đến 3 tuần.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?