Đây là những tác phẩm nhiếp ảnh về môi trường ý nghĩa và truyền cảm hứng nhất trên thế giới.
|
Cuộc thi Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm (Environmental Photographer of the Year) đến nay đã bước sang năm thứ 15. Mỗi năm, người ta lại chọn ra một số tác phẩm nhiếp ảnh về môi trường truyền cảm hứng nhất thế giới. Và mục đích sau cùng là nâng cao nhận thức trên toàn thế giới về các vấn đề cấp bách khiến hành tinh của chúng ta gặp rủi ro.
Năm 2022 sắp qua đi, những bức ảnh môi trường của các nhiếp ảnh gia tài ba nhất đã được tìm ra. Năm nay, có một loạt các tổ chức tài trợ, bao gồm CIWEM (Viện Quản lý môi trường và nước của Anh), WaterBear (nền tảng phát trực tuyến miễn phí), Nikon (nhà cung cấp sản phẩm sáng tạo hình ảnh hàng đầu thế giới) và Arup (công ty dịch vụ chuyên nghiệp phát triển bền vững).
Nhiếp ảnh gia Mehdi Mohebi được vinh danh là "Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm 2022" nhờ bức ảnh đầy ám ảnh cho thấy hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm nguồn nước.
Do ô nhiễm và chất độc ở đầm phá Miankala (Iran), những con chim bị chết và xác của chúng được các nhân viên môi trường địa phương thu nhặt để ngăn dịch bệnh lây lan.
Theo một tuyên bố được đưa ra bởi cuộc thi, tác phẩm của Mohebi đã được chọn vì "miêu tả một cách siêu thực về bản chất vòng tròn của cuộc sống giữa con người và động vật hoang dã; cũng như sự kết hợp mạnh mẽ của nó trong việc truyền tải các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta. Đồng thời sử dụng một cách tinh tế gam màu đậm và tương phản nhằm tạo ra bức ảnh bắt mắt".
Nhiếp ảnh gia Mohebi chia sẻ: "Tôi muốn mọi người trên khắp thế giới biết về sự kiện đáng buồn này, về cái chết của những con chim. Vì nếu chúng ta không xem xét lại lối sống của mình và quan tâm đến hành tinh của chúng ta, cảnh tượng ấy sẽ sớm xảy ra ở các quốc gia khác".
Trong số các nhiếp ảnh gia đạt giải có cậu thiếu niên Fayz Khan, 16 tuổi, người được vinh danh là "Nhiếp ảnh gia Môi trường trẻ tuổi của năm".
Bức ảnh đoạt giải của Fayz cho thấy đàn hồng hạc bay qua Hồ Magadi và Hồ Natron ở Kenya. Nó được ca ngợi vì bố cục nổi bật. Bức ảnh này cũng lặng lẽ kể câu chuyện về cách một hồ nước ngọt lớn đã dần biến thành 2 "chảo muối".
Những bức ảnh lọt vào vòng chung kết cũng kể những câu chuyện quan trọng về môi trường trên khắp thế giới. Từ tác động của việc đốt rác đến sự phát triển của các nguồn năng lượng bền vững, mỗi câu chuyện bằng hình ảnh đều gói gọn tình trạng của hành tinh chúng ta.
Bức ảnh mang tên "Những con đường mới cho tương lai" của nhiếp ảnh gia Simone Tramonte,
đạt giải "Thích ứng cho ngày mai".
Cảnh bãi turbine gió Middelgrunden nhìn từ Amager Strand, một bãi biển rất nổi tiếng ở Copenhagen (Đan Mạch), nơi người dân địa phương thường đến tắm nắng hoặc chơi các môn thể thao dưới nước. Bãi turbine gió này được phát triển nhờ công sức lớn của cộng đồng địa phương trong giai đoạn lập kế hoạch và với tư cách là nhà đầu tư. 14,4% lượng điện tiêu thụ của Đan Mạch được cung cấp bởi gió. Hơn 150.000 gia đình Đan Mạch là thành viên của các hợp tác xã tuabin gió, tương tự như hợp tác xã này.
Bức ảnh mang tên "Nông trại thẳng đứng" của nhiếp ảnh gia Arie Basuki, đạt giải
"Tầm nhìn của tương lai".
Các công nhân đang bảo quản cây rau trong một nhà kho ở Trang trại Sentra (Depok, Indonesia). Các loại rau khác nhau như xà lách xoăn, romaine, oclave green, siiomak, kailan và những loại khác được nuôi cấy trong phòng có ánh sáng và nhiệt độ ổn định. Ưu điểm của phương pháp canh tác nông trại thẳng đứng này là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch chỉ 30 ngày, năng suất trung bình từ 20 đến 30kg rau/ngày.
Bức ảnh "Những màu sắc đẹp nhưng tương phản trên Trái Đất", của nhiếp ảnh gia Fayz Khan,
đạt giải "Nhiếp ảnh gia trẻ về môi trường của năm".
Những con hồng hạc trên Hồ Magadi và Hồ Natron thuộc thung lũng phía Nam, Kenya. Hai vùng nước này đã từng là những hồ nước ngọt nhưng giờ đây đã thành những chảo muối nồng độ cao, có tính kiềm nghiêm trọng và độc hại đối với hầu hết các loài động thực vật.
Bức ảnh mang tên "Luôn xa hơn một chút...", của nhiếp ảnh gia Nigel Wallace-Iles, đạt giải
"Tầm nhìn của tương lai".
Bức ảnh được chụp ở đỉnh Everest, Nepal. Khi ấy, Nigel cùng đoàn đi leo núi. Họ bắt gặp người Sherpa cùng đàn bò Tây Tạng của họ vận chuyển khi đốt cung cấp cho các đoàn khách du lịch đến Everest leo núi và cắm trại.
Bức ảnh "Mọi người tại nơi làm việc" của nhiếp ảnh gia Jignesh Chavda, đạt giải "Tầm nhìn của tương lai".
Một nhóm thợ điện sửa chữa đường dây điện vào buổi tối muộn, sau khi một cơn lốc xoáy
tấn công thành phố Ahmedabad, Ấn Độ.
Bức ảnh "Khủng hoảng ô nhiễm ở Bangladesh", của tác giả Kazi Md. Jahirul Islam, đạt giải
"Phục hồi thiên nhiên".
Tác giả bức ảnh cho biết: "Người ta đốt đống rác để lọc lại những mẩu sắt còn sót lại đem ra chợ bán. Nhựa cháy tạo ra khói và khí. Tôi thường đến bãi rác này ở Chittagong, Bangladesh, để chụp ảnh. Người đàn ông này thu thập các loại mảnh sắt khác nhau từ đống rác rồi đem bán. Ô nhiễm không khí ở Bangladesh đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trên thế giới, làm giảm 6,7 năm tuổi thọ trung bình của người Bangladesh. Một nghiên cứu khác ước tính có 24.000 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí ở Bangladesh".
Bức ảnh "Hồ bốc hơi lithium" của nhiếp ảnh gia Matjaz Krivic, đạt giải "Tầm nhìn tương lai".
Nhà máy sản xuất lithium công nghiệp YLB của Bolivia bơm nước muối giàu lithium vào các bể bốc hơi lớn ở rìa phía Nam của Salar de Uyuni. Lithium là thành phần chính để sản xuất pin.
Bức ảnh "Những ống khói" của tác giả Pawel Zygmunt, đạt giải "Thích ứng cho ngày mai".
Đây là toàn cảnh lối vào cảng Dublin (Ireland) và nhà máy điện Poolbeg cũ.
Bức ảnh "Naturalia: Tàn tích đương đại" của nhiếp ảnh gia Jonathan "Jonk" Jimenez, đạt giải
"Phục hồi thiên nhiên". Nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này muốn hỏi một câu hỏi cơ bản:
đâu là vị trí của loài người trên Trái đất và mối quan hệ của chúng ta
với thiên nhiên là gì?
Bức ảnh "Hiệu ứng biến đổi khí hậu" của tác giả Solayman Hossain đạt giải "Keeping 1.5 Alive"
"Vào mùa gió chướng, nước sông dâng cao và ngôi làng bị ngập lụt. Lũ lụt cũng đồng nghĩa với việc thiếu thức ăn cho các loài động vật, chúng cần được dẫn đi nơi khác". Tác giả cho biết bức ảnh chụp ở Kushtia, Bangladesh.
Nguồn: https://toquoc.vn/nhung-buc-anh-thay-loi-keu-cuu-thong-thiet-tu-moi-truong-khi-nghe-thuat-dung-de-ke..
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- 8 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất, là ai?