Ngay sau khi Mỹ "kích hoạt" một loạt các lệnh trừng phạt mới vì động cơ hạt nhân của Iran vào cuối tuần qua, đồng rial đã sụt giảm thê thảm mất 12% trong phiên giao dịch chợ đen ngay ngày đầu tuần.
|
Trước khi tổng thống Mỹ, Barack Obama đã thông qua các lệnh trừng phạt nhắm vào ngành tài chính và ngân hàng trung ương của Iran vào thứ 7 tuần trước, đồng rial được giao dịch ở mức 15.500/đô la, còn mức hiện tại là 17.800/đô la.
Trong vòng 1 năm qua, đồng rial đã mất đi 66% giá trị so với đồng đô của Mỹ.
Liên minh Châu Âu đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ xung có thể bao gồm cả một lệnh cấm vận nhập khẩu dầu lửa từ Iran. Nếu quyết định này được thông qua tại cuộc họp của các bộ trưởng Ngoại giao Châu Âu vào cuối tháng này, có lẽ đồng rial của Iran sẽ còn trượt dốc thê thảm hơn nữa.
Trước gọng kìm trừng phạt kinh tế ngày càng bị siết chặt, Iran đã đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, lối vào vùng Vịnh và là tuyến đường vận chuyển 20% lượng dầu mỏ thế giới nếu Mỹ và các đồng minh tiến hành áp đặt thêm lệnh trừng phạt.
Hải quân Iran hôm qua cũng đã bắn thử tên lửa tầm dài và tuyên bố có thể nhắm đến mục tiêu cách xa hàng trăm km.
"Hôm nay chúng tôi đã bắn tên lửa tầm dài hải đối hải và đất đối đất thành công", Phó Tư lệnh Hải quân, Mahmoud Mousavi phát biểu trên truyền hình quốc gia Iran.
Iran nằm cách căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Bahrain khoảng 225km và cách Israel hơn 1000km. Tên lửa tầm dài nhất của nước này là loại Sajjil-2, có tầm vươn là hơn 2400km.
"Hiện nay vẫn chưa có lệnh đóng cửa eo biển Hormuz nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống", Đô đốc Hải quân Iran, Habibollah Sayyari nói.
Các quan chức Iran hôm qua vẫn lên tiếng "coi thường" lệnh cấm vận của Mỹ. Bộ trưởng Kinh tế Iran, Shamseddin Hosseini cho rằng lệnh trừng phạt nhắm vào ngân hàng trung ương của Iran là một "lựa chọn thất bại".
Tờ the guardian đưa tin, tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tuần trước đã phát biểu rằng chính quyền của ông sẽ làm tất cả để ngăn chặn tình trạng giảm phát trầm trọng của đồng rial.
Kinh doanh từ dầu mỏ đã giúp Iran "giắt túi" được hàng chục tỷ đô. Mỗi năm nước này thu lời được hơn 70 tỉ đô từ việc xuất khẩu dầu, chiếm đến 80% tổng doanh thu ngoại thương.
Ông Ahmadinejad ở trong nước đã bị chỉ trích vì cắt giảm trợ cấp nhiên liệu và lương thực. Chính sách này là nhằm giảm chi tiêu công và để phân phối tiền đến thẳng tay người nghèo. Các nhà phê bình cho rằng chính sách này không giúp ích được gì ngoài việc đẩy mạnh lạm phát trong nước.
Những mối lo ngại về khả năng thanh khoản và mức độ trượt giá của đồng rial, đã khiến Iran trong vài tháng qua phải ban hành lệnh cấm rút tiền mặt và chỉ cho phép những người ra nước ngoài được rút 2000 đô/năm. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu từ Iran. Pháp đang thúc giục Liên minh Châu Âu áp dụng biện pháp này. Phần lớn dầu mỏ của Iran được bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ba nước thuộc Liên minh Châu Âu là Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng là những bạn hàng lớn của Iran và nếu lệnh cấm vận được đưa ra sẽ là một đòn giáng khá nặng nề lên nền kinh tế Iran.
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?