Bị 5 "yêu râu xanh" bắt cóc và cưỡng hiếp tập thể suốt 8 tháng, nạn nhân phải trải qua nghi lễ "tẩy uế" cay đắng và kéo dài ròng rã.
|
Cho đến khi các già làng cảm thấy hài lòng.
Mới đây, đài BBC (Anh) đã tường thuật lại những gì mà tập tục khủng khiếp này đang đè nặng lên những người phụ nữ, đặc biệt nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp tập thể.
Người phụ nữ 23 tuổi (giấu tên) đang có một cuộc sống hạnh phúc với chồng và hai con tại Surat thì bất ngờ bị bắt cóc hồi tháng 7 năm ngoái. Sau đó cô bị một nhóm hơn năm gã đàn ông thay nhau cưỡng hiếp trong suốt nhiều tháng trời.
Được trở về nhà sau tai nạn, nhưng lúc này cô đang mang thai đứa trẻ oan nghiệt. Vì cái thai quá lớn nên Tòa án tối cao Gujarat đã bác bỏ đơn xin phá thai của cô.
Người mẹ trẻ đang mang thai chờ ngày bị xét xử trong tòa án của làng.
Cô hiện sống tại căn nhà gồm hai phòng ở ngôi làng Devaliya tại Ranpur Taluka, Gujarat với hai con. Những người họ hàng không ai muốn cưu mang cô, còn chồng cô cũng đã bỏ lại chính bố mẹ của anh ta cho cô chăm sóc.
Cha mẹ cô dù rất đỗi vui mừng khi con gái trở về nhưng họ không khỏi lo lắng khi đứa trẻ cô sắp sinh sẽ gây rất nhiều tai ương với họ.
"Tôi còn hai đứa con khác chưa lập ra đình. Sẽ chẳng ai thèm ngó ngàng, để ý đến chúng nữa nếu con gái tôi không vượt qua được nghi lễ "tẩy uế" do các già làng cử hành", mẹ ruột của nạn nhân cho biết. Bà đang trông mong nghi thức "tẩy uế" cho con gái sớm được cử hành để "cứu vớt" không chỉ cuộc đời cô mà còn toàn bộ gia đình.
Ông Odhabhai Devipujak, một già làng cho biết, nghi lễ "tẩy uế" sẽ do một pháp sư, người hiểu biết về "các thế lực siêu nhiên" và có khả năng "giao tiếp với Thượng đế" tiến hành.
Phần đầu nghi lễ "tẩy uế", pháp sư sẽ hỏi người phụ nữ một số câu hỏi quan trọng. Để kiểm tra xem liệu cô trả lời có thành thực hay không, viên pháp sư bốc một nhúm lúa mạch và yêu cầu người phụ nữ nói xem số lượng hạt lúa mạch trong tay ông ta là chẵn hay lẻ.
Nếu người phụ nữ trả lời sai, có nghĩa là cô đã nói dối. Nghi lễ tẩy uế được cử hành lại và người phụ nữ sẽ phải đội một tảng đá 10kg trên đầu trong khi bị "chất vấn". Nghi lễ tẩy uế sẽ tiếp diễn cho đến khi các già làng tin rằng cô đang nói thật.
Con đường quay trở về, tái hòa nhập cộng đồng và gia đình của nạn nhân bị cưỡng
hiếp ở Ấn Độ rất gian nan và khó khăn.
"Đôi khi, nghi lễ tẩy uế diễn ra trong suốt vài tháng do nạn nhân không thành thật ngay từ đầu. Thượng đế biết mọi chuyện và cuối cùng họ sẽ phải nói sự thật thôi", già làng Odhabhai Devipujak nhấn mạnh.
Cũng theo người lớn tuổi, “nếu cô gái đã được tẩy uế và vượt qua cuộc thử thách, không ai có quyền chỉ trỏ hay xua đuổi gia đình cô nữa. Nhưng nếu cô ấy không vượt qua được và nữ thần bảo là cô không còn trong sạch, cô ấy có thể bị xua đuổi khỏi cộng đồng”.
Trong khi đó người chồng nạn nhân cho biết anh sẽ chờ vợ mình vượt qua cuộc kiểm tra: “Tôi sẽ đợi cô ấy. Tôi có hai đứa con và không thể lấy vợ lần nữa”.
Theo ông Sardarsinh Mori, một người làng Devaliya, nghi thức "tẩy uế" như vậy chỉ được áp dụng cho phụ nữ.
"Bất cứ khi nào một người chồng nghi ngờ về sự chung thủy của vợ, hoặc một cô gái chưa chồng bị tố cáo "ăn cơm trước kẻng", quan hệ tình dục trước hôn nhân, cô ấy sẽ phải trải qua nghi lễ "tẩy uế" để chứng tỏ sự trong sạch của mình.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?