Chân dung các nhân vật nổi tiếng như Charles Darwin, Einstein, Picasso,... và nhiều hình ảnh khác được nhiếp ảnh gia Copfer tái hiện sống động bằng... vi khuẩn.
Chân dung hài hước của bác học Einstein. |
Zachary Copfer, một nhiếp ảnh gia và từng là một nhà vi trùng học đã tạo ra những bức chân dung sống động từ… vi khuẩn. Anh đã phát triển một phương pháp được gọi là “Bacteriography” (là sự kết hợp giữa “Bacteria” - vi khuẩn và “Photography” - nhiếp ảnh), để tạo nên hình ảnh những gương mặt nổi tiếng thế giới như nhà bác học Charles Darwin, Albert Einstein và cả hình ảnh qua kính thiên văn của thiên hà.
Ảnh chân dung của nhà bác học Albert Einstein tạo ra từ vi khuẩn.
Nguyên tắc sáng tạo của Copfer dựa trên việc dùng một loại vi khuẩn như E.coli, biến chúng thành một loại protein huỳnh quang và trải chúng ra trên một chiếc đĩa.
Thiên tài, nhà nghiên cứu tự nhiên học Charles Darwin.
Còn đây là bức vẽ họa sỹ lừng danh Picasso.
Âm bản của bức ảnh sau đó được xếp lên trên chiếc đĩa và sau đó được tiếp xúc với phóng xạ. Các vi khuẩn sẽ phát triển ở những vị trí xác định để có thể tạo ra các hình ảnh. Sau đó nó được bao phủ trong axit acrylic và chất nhựa tổng hợp.
Thiên hà từ vi khuẩn.
Và cả hình ảnh về khủng long.
Copfer chia sẻ: "Từng là một nhà vi trùng học và hiện tại là một nghệ sĩ về hình ảnh, tôi bắt đầu tìm cách kết hợp 2 lĩnh vực dường như không hề liên quan đến nhau, đó là khoa học và nghệ thuật”.
Copfer bên cạnh "thành quả" sáng tạo của mình. Anh ấy có một niềm đam mê rất lớn đối với khoa học và nghệ thuật.
Copfer tin rằng sự tách biệt giữa nghệ thuật và khoa học là một quan niệm sai lầm được chia sẻ bởi những người không biết đến sự tao nhã, đơn giản của các lý thuyết khoa học. “Đối với tôi, thế giới khoa học luôn là một nơi xinh đẹp, thơ mộng và giàu tính nghệ thuật hơn bất cứ lĩnh vực nào khác mà tôi đã từng biết”, anh nói.
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố về những điều không ngờ xảy ra sau khi con người chết
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?