Ca bệnh trên được báo cáo tại hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp tổ chức gần đây tại Hà Nội.
Ra máu âm đạo, trễ kinh, đau bụng vùng dưới là biểu hiện ban đầu của chửa ngoài tử cung. Ảnh minh họa: P.N. |
Đi khám vì trễ kinh một tháng, đau vùng hạ sườn, chị Hà (30 tuổi, Hà Nội) không ngờ mình có chửa ở gan, một dạng chửa ngoài tử cung cực hiếm. Thế giới mới ghi nhận 15 ca trong gần 4 thập kỷ qua.
Ca bệnh được báo cáo tại hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp tổ chức gần đây tại Hà Nội. Mới đầu, chị Hà đến khám tại một bệnh viện sản ở Hà Nội, được chẩn đoán là nhân choiro ở gan - một dạng ung thư nhau, nên được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tại đây, chị được siêu âm doppler thì thấy dưới gan phải có hình ảnh một túi ối 35mm, chiều dài phôi 22mm.
Theo bác sĩ Đinh Quốc Hưng, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), bệnh nhân bị chửa ngoài tử cung, điều đặc biệt là khối thai lại nằm ở gan. Trước đó, chị từng mổ chửa ngoài tử cung ở vòi tử cung phải.
Chửa ngoài tử cung không phải là một bệnh quá hiếm gặp. Đây là một hiện tượng thai nghén bất thường. Trứng đã thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở bất kỳ vị trí nào trên đường di chuyển tới đó. Khối thai có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như: vòi trứng (phổ biến nhất, chiếm 90%) hoặc trong buồng trứng, cổ tử cung, thậm chí trong ổ bụng.
Tuy vậy, chửa trong ổ bụng thì rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1,4% trong các trường hợp chửa ngoài tử cung. Trong đó, chửa ở gan còn hiếm gặp hơn nhiều, chiếm tỷ lệ 0,03% chửa trong ổ bụng. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao gấp 7,7 lần so với chửa ngoài tử cung, do người mẹ dễ chảy máu và có thể choáng do mất máu. Khi khối thai nằm ở gần túi mật và ruột sẽ gây nên các triệu chứng về đường mật và dạ dày ruột.
Với người chửa ở gan, quá trình mang thai không bao giờ được trọn vẹn. Vì thế, các bác sĩ buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Bênh nhân được mổ nội soi bóc tách khối thai có kích thước 3cm, nằm ở cạnh túi mật.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cũng cho biết, thai ngoài tử cung mới đầu không có biểu hiện gì đặc trưng ngoài ra máu ở âm đạo, trễ kinh và đau bụng vùng dưới. Vì thế, nhiều chị em tưởng nhầm ra máu là hiện tượng kinh nguyệt bình thường hoặc nghĩ mình bị rong kinh.
Phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Tuy nhiên, khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm. Cá biệt có người không bị xuất huyết. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.
Vì thế, để phòng bệnh, chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng