Đối với phụ nữ mang thai, khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc, tình cảm, đời sống sẽ kém hơn nhiều so với người bình thường.
Phụ nữ mang thai rất cần môi trường sống và làm việc bình thường, không bị mệt mỏi, căng thẳng |
Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.
Stress là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường. Đối với người bình thường, stress tác động xấu đến sức khỏe về mọi mặt như thể chất, thần kinh, tâm lý… làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh lý như tăng huyết áp, trầm cảm và có thể làm nặng thêm những bệnh lý đang có sẵn.
Đối với phụ nữ mang thai rất cần môi trường sống và làm việc bình thường, không bị mệt mỏi, căng thẳng. Khi tâm lý và sức khoẻ bà mẹ ổn định thì sự phát triển của thai nhi sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bà mẹ bị stress thường ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thai nhi qua chế độ ăn uống nghỉ ngơi không được tốt của bà mẹ khi bị stress. Một số nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lên 3-4 lần hoặc đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân lên gấp 2 lần. Ngoài ra, ở những phụ nữ mang thai bị stress, người ta đã tìm thất chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu tăng cao; chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.
Nếu thai phụ mắc những bệnh có thể gây ra stress hay trầm cảm thì cần được bác sĩ tư vấn và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các thuốc được bác sĩ kê đơn cho thai phụ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến thai nhi. Đa số bệnh lý trong thai kỳ nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ hơn là những tác dụng phụ của việc điều trị gây ra. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho thai phụ và tư vấn kỹ trước khi cho dùng thuốc. Sự hiểu biết và tâm lý an tâm sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp bà mẹ không bị stress khi phải cần điều trị một bệnh lý nào đó trong thời gian mang thai.
Để phòng tránh và giảm stress, phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng, làm việc phù hợp, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé. Nếu cảm thấy lo lắng về một điều gì đó, thai phụ nên chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc với chuyên gia về sức khỏe để được thoải mái hơn. Khám thai đầy đủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thai phụ nên chọn những bài tập thể dục an toàn, nhẹ nhàng trong thời gian mang thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng mệt mỏi và căng thẳng.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Mẹo uống rượu bia có thể tăng 200% tửu lượng vẫn không say hay hại sức khoẻ
- Bột ngọt sử dụng trong 4 trường hợp này sẽ biến thành 'chất có hại' cho sức khoẻ
- Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
- 6 thói quen lười biếng giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar