Ẩn thoáng trong lớp áo hiện đại và hào nhoáng, Dubai vẫn mang nét đặc trưng nền văn hóa Ba Tư trong lòng các phố cổ. Đặc biệt, với tôi là những "chợ phiên" rộn ràng...
|
Những quầy hàng đa dạng, đủ màu sắc
Nhắc đến Dubai, du khách chỉ nghĩ đến sự xa hoa và tráng lệ với tòa nhà cao chọc trời, những khách sạn sáu, bảy sao hoặc những chiếc xe hơi sang trọng chạy như trôi trên những con đường cao tốc phẳng lì quanh co trong sa mạc… Nhiều ngôn từ mỹ miều như “viên ngọc sa mạc”, trung tâm “kinh tế mở” của thế giới… cũng được du khách khách đặt tên để tôn vinh thành phố trẻ, năng động.
Khoác lên người chiếc áo cực kỳ sang trọng với hi vọng trở thành trung tâm công nghệ tin học của thế giới, nhưng chỉ cần bước đến vùng Al Shindagaha, nền văn hóa Ba Tư đã hiển hiện sống động qua kiến trúc từng ngôi nhà, khu phố...
Dấu ấn Ba Tư
Những ngôi nhà thấp và lô nhô không theo một quy hoạch nhất định như né tránh cái nắng gắt gao hay lạnh giá của sa mạc nằm dọc ngang trên những nhánh sông dẫn từ cửa biển vào trong lòng thành phố. Tất cả đều theo kiến trúc văn hóa Hồi giáo Ba Tư, không nhầm lẫn vào đâu được.
Là một quốc gia Trung Á nằm trên sa mạc nên sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm ở Dubai rất lớn. Để tránh hiện tượng đó, người ta đã rất khoa học trong việc sử dụng vật liệu xây dựng nhà cửa: các ngôi nhà thường xây lớp gạch mỏng, áp bên ngoài là những lớp đất bùn và bên trong thạch cao được sử dụng để trét lên lớp gạch đó.
Nhưng có lẽ điểm đặc trưng nhất của những ngôi nhà chính là tháp đón gió. Cũng bằng vật liệu đó, người ta xây cao lên phía trên một cái tháp với bốn cửa sổ thông thoáng. Việc đón gió từ phía trên ngọn tháp và được dẫn luồn xuống ngôi nhà làm không khí được luân chuyển, mát mẻ hơn khi mùa hè đến. Việc sử dụng lớp đất bùn bên ngoài hay thạch cao bên trong cũng giúp thợ xây dễ dàng điêu khắc, chạm trổ.
Những ngôi nhà đặc trưng của người Dubai dọc sông Dubai. Khác hẳn với những gì Dubai thể hiện bên ngoài - Ảnh: Linhnc2005
Những tháp đón gió đặc trưng của người Ba Tư - Ảnh: Linhnc2005
Những bức tường thành của pháo đài Al Fahidi mang kiến trúc xây dựng của người Ba Tư - Ảnh: Linhnc2005
Có thể xem là nơi tái hiện một nên kiến trúc Ba Tư còn tồn tại và sống sót qua thời gian, Bảo tàng Dubai hay pháo đài Al Fahidi được xây dựng từ năm 1817 với những bức tường thành được xây dựng bằng lớp gạch pha trộn lớp bùn mỏng là một ví dụ giúp du khách thích nghiên cứu, tìm hiểu. Một thế giới khác hẳn những gì Dubai đang phô bày với vẻ hiện đại của mình...
Những "phiên chợ" rộn ràng
Những chiếc thuyền truyền thống của người Ả Rập dọc ngang trên các nhánh sông từ thành phố Deira đến thành phố Bur Dubai lại phác thảo trong tôi một Dubai thuở còn là các làng nghề nuôi trồng ngọc trai và đánh bắt thủy sản. Và những phiên chợ Ba Tư vẫn náo nhiệt, rộn ràng diễn ra trong lòng những khu phố dọc ngang theo các nhánh sông đó.
Tôi thích gọi đó là những phiên chợ mặc dù những quầy hàng bán suốt cả bên ngoài, bởi khi Mặt trời càng lên cao, chợ vắng càng những người mua hàng.
Chợ chỉ thật nhộn nhịp vào sáng sớm tinh mơ hay khi chiều xuống. Tất cả các loại hàng hóa từ “thượng vàng” đến “hạ cám” đều có mặt. Niềm nở, nói thật những mặt hàng có xuất xứ từ đâu và cũng không cần phải trả giá nhiều là điểm nổi bật của phiên chợ. Nụ cười luôn nở trên môi đối với những người bán hàng dù khách hàng ghé qua ngắm nghía mà không mua bất cứ sản phẩm nào.
Một quầy hàng bán gia vị - Ảnh: Linhnc2005
Lóng lánh quầy hàng bán đồ trang sức vàng - Ảnh: Linhnc2005
Thu hút tôi nhất trong các phiên chợ chính là các mặt hàng gia vị và vàng. Với tôi, không chỉ có những bức hình đầy màu sắc về các loại gia vị mà người Dubai đang sử dụng, khi lang thang đến khu gia vị tôi đã hiểu thêm những loại gia vị nào sẽ dùng trong mùa hè hay mùa đông nhằm giúp cơ thể giải nhiệt hay giữ ấm... Đó là một kinh nghiệm thật thú vị.
Không biết có phải ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Ba Tư qua câu chuyện “nghìn lẻ một đêm” hay không, nhưng những nơi bán vàng vẫn luôn nhộn nhịp và hấp dẫn du khách lẫn với người địa phương tại Dubai.
Vàng được bày bán trong các cửa hàng một cách “vô tư” với những thỏi to đùng hoặc làm đồ trang sức theo những kiến trúc rất đặc trưng Ba Tư. Cũng chẳng cần bảo vệ hay camera quan sát, chủ nhân của các quầy hàng tha hồ giới thiệu cho bất cứ ai lỡ lạc bước ghé qua ngắm nghía...
Lạc bước, đúng là tôi đã lạc bước thật sự trong những "phiên chợ" rộn ràng. Quên mất cả đường về.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%