Cảnh sát chống bạo động phải dùng dùi cui và hơi cay để ngăn người biểu tình ồ ạt tràn vào tòa thị chính.
Hong Kong: Sinh viên phá cửa tràn vào tòa thị chính |
Ngày 19/11, một nhóm người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã đột nhập vào tòa thị chính của thành phố bằng cửa ngách, và cảnh sát đã phải ra tay ngăn chặn dòng người biểu tình tràn vào bên trong tòa nhà.
Căng thẳng bùng phát chỉ vài giờ sau khi các nhân viên thi hành án tìm cách tháo dỡ một phần chướng ngại vật của người biểu tình theo lệnh của tòa án Hong Kong tại khu trung tâm Admiralty vốn bị người biểu tình chiếm giữ suốt 2 tháng qua.
Một nhóm sinh viên biểu tình đã hò nhau lao về phía tòa thị chính, dùng các rào chắn kim loại và trụ bê tông để phá vỡ một cánh cửa bằng kính ở hông tòa nhà. Sau khi đập vỡ cửa, một số người biểu tình đã tìm cách chui vào bên trong tòa thị chính.
Ngay lập tức, đông đảo cảnh sát chống bạo động đã đổ tới khu vực này, sử dụng hơi cay và dùi cui để ngăn cản đám đông người biểu tình đang tìm cách tràn vào bên trong.
Cảnh sát xịt hơi cay ngăn cản sinh viên lao vào tòa thị chính
Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động đội mũ sắt, mang dùi cui và khiên chắn đã được huy động canh gác bên ngoài tòa nhà chính quyền trước đông đảo sinh viên biểu tình đòi tổ chức bầu cử tự do người lãnh đạo thành phố vào năm 2017.
Sau những cuộc xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát, 4 người biểu tình đã bị bắt giữ, trong khi 3 cảnh sát cũng bị thương và phải vào bệnh viện điều trị. Tình hình sau đó đã trở nên lắng dịu hơn khi cảnh sát chống bạo động rút đi.
Một nghị sĩ ủng hộ biểu tình tên là Fernando Cheung cho biết ông và một số lãnh đạo biểu tình đã tìm cách can ngăn sinh viên không nên tràn vào bên trong tòa thị chính.
Một người biểu tình bị cảnh sát dùng dùi cui khống chế
Cheung nói: “Đây là vụ việc rất cá biệt. Tôi nghĩ đây chỉ là điều không may, và chúng tôi không muốn nó xảy ra bởi cho đến nay phong trào biểu tình vẫn diễn ra trong hòa bình”.
Đây là lần đầu tiên người biểu tình Hong Kong đột nhập vào tòa thị chính trong suốt 2 tháng qua, trái ngược với dự đoán của các chuyên gia phân tích chính trị rằng phong trào biểu tình rầm rộ này sẽ dần dần lắng xuống theo thời gian.
Cuộc biểu tình này có lúc đã thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người và làm tê liệt trung tâm tài chính Hong Kong trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều nhất quyết không chịu nhượng bộ trước yêu cầu đòi tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu tự do bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn