Theo Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế) đợt 1 của chiến dịch tiêm vắc xin sởi rubella đã thành công và đạt yêu cầu đề ra.
Hơn 7 triệu trẻ đã tiêm vắc xin sởi rubella trong đợt 1 của chiến dịch |
Ngày 17/11, Cục Y tế dự phòng cho biết, kết thúc đợt 1 của chiến dịch tiêm vắc xin sởi rubella trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành phố thực hiện và có trên 7 triệu trẻ em được tiêm. Đây được xem là con số khá thành công, chỉ sau khi kết thúc đợt 1 của chiến dịch này.
Cục Y tế dự phòng cũng cho biết thêm, ngành y tế các địa phương sẽ sơ kết đánh giá đợt 1, đưa ra bài học kinh nghiệm; đồng thời tổ chức tốt việc phối hợp liên ngành, cấp kinh phí bổ sung, huy động sự quan tâm, chỉ đạo của UBND các cấp và các ban, ngành tại địa phương.
Như vậy chiến dịch này còn 2 đợt nữa sẽ kết thúc, với mục tiêu tiêm ngừa sởi – rubella cho khoảng 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi.
Để đạt hiệu quả ở các đợt tiêm tiếp theo, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng đề nghị, các địa phương tiếp tục điều tra đối tượng, tránh bỏ sót, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu có người lao động nhập cư, tổ chức tiêm vét ngay cho các đối tượng bỏ sót, hoãn tiêm đợt 1.
Riêng đối với các địa phương có nguy cơ cao, vùng biên giới, vùng “lõm” về tiêm chủng, ông Phu cho biết, các địa phương có thể tổ chức triển khai tiêm sớm hơn để tránh nguy cơ bùng phát dịch sởi - Rubella vào mùa Đông Xuân.
Từ thực tế ở đợt 1 của chiến dịch, có khá nhiều trường hợp bị sốc, ngất xỉu, gây ảnh hưởng không tốt đối với dư luận. Đặc biệt, cán bộ tiêm chủng lơ là trong việc khám sàn lọc khiến việc tiêm chủng không đảm bảo an toàn.
Những tồn tại trên trong đợt 1 của chiến dịch đã được Cục Y tế dự phòng nhìn nhận, và đưa ra những giải pháp để thực hiện quyết liệt hơn trong các đợt tiêm chủng tiếp theo của chiến dịch.
Theo Cục Y tế dự phòng, trong các đợt tiêm chủng tới, những cán bộ tiêm chủng chưa có kỹ năng tiêm chủng thuần thục sẽ không được tiêm. Các địa phương phải bổ sung nhân lực cán bộ tiêm chủng và tập huấn cho những cán bộ này thực sự thuần thục mới tiến hành tiêm chủng.
Ông Phu lưu ý, các cán bộ tiêm chủng phải tổ chức tốt việc khám sàng lọc, cấp cứu các trường hợp phản ứng sau tiêm, giải thích cho gia đình trẻ khi có những phản ứng tâm lý sau tiêm xảy ra. Tăng cường tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của tiêm chủng phòng bệnh để người dân hiểu, tích cực đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%