Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Công an TP HCM điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn để tránh những vụ tai nạn tương tự xảy ra.
Một phần chiếc tàu gặp nạn nhô lên mặt nước |
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, vừa có công điện khẩn chỉ đạo Ban An toàn giao thông TP HCM tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân trong vụ chìm ca nô vào đêm 2/8 tại vùng biển Cồn Ngựa, xã Lý Nhơn, Cần Giờ, TP HCM
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn chỉ đạo Công an TP HCM điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn để tránh những vụ tai nạn tương tự xảy ra.
Trong khi đó, trưa 3/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển nhằm tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích.
Đến 18h cùng ngày, ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, xác nhận đã vớt được thi thể 2 nạn nhân Nông Thị Thiên (SN 1979, quê Bắc Cạn) và Can Hoàng Phương Khanh (SN 1980).
Trong ngày 3/8, UBND TPHCM đã họp khẩn cấp để thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương gồm đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ đội Biên phòng TP HCM, UBND huyện Cần Giờ, Sở GTVT TP HCM để triển khai tìm kiếm nạn nhân mất tích. Bộ Tư Lệnh TP HCM cho biết 2 trực thăng đã được điều đến vùng biển nơi tàu bị chìm để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Vietnam MRCC vẫn đang triển khai cứu hộ, cứu nạn
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động online, thượng tá Nguyễn Long Bào, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Long Hòa (Cần Giờ), cho biết ca nô số hiệu H29-BP gặp nạn là chiếc đóng cho lực lượng biên phòng nhưng đồn đã trả lại cơ sở đóng tàu để sửa chữa do bị lỗi. Tuy nhiên, trong thời gian này, đơn vị sản xuất đã cho khách thuê để chở 30 người đi chơi. “Rất có thể ca nô đã đi vào vùng nước xoáy và đi sai hải đồ nên bị nạn. Theo thiết kế, ca nô này chỉ chở được 12 người nhưng tài công đã cho chở 30 người nên để xảy ra hậu quả đáng tiếc" - thượng tá Bào nói.
Liên quan đến vụ tai nạn, tại Bệnh viện Cần Giờ, bác sĩ Trần Ngọc Hưng, người trực cấp cứu cho các nạn nhân may mắn sống sót, xác nhận: “Đa số các nạn nhân được đưa vào cấp cứu đều bị chấn thương phần mềm và lạnh do va đập vào mạn ca nô và ngâm dưới nước quá lâu. Sau một đêm theo dõi, bệnh viện đã cho các nạn nhân xuất viện về nhà điều trị. Riêng nạn nhân Trần Quốc Tuấn bị chấn thương vùng ngực, bụng đã được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị, theo dõi. Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng, đồng thời phối hợp với Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương điều xe cứu thương để đưa nạn nhân đi cấp cứu nếu quá nặng”.
Trong một diễn biến khác, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) đã huy động, phối hợp với hơn 400 phương tiện đánh bắt của ngư dân tiếp tục tìm kiếm những nạn nhân còn lại. Tuy nhiên, do mưa và gió lớn nên công tác cứu hộ, cứu nạn gặp không ít khó khăn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?