Giữa hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn vì những yếu tố rất đặc trưng đã tạo ra những sự khác biệt thú vị về văn hóa công sở.
Hà Nội - Sài Gòn: Sự khác biệt thú vị ở chốn công sở |
Ở nơi công sở, đặc biệt Hà Nội, Sài Gòn, cùng lấy hiệu quả công việc làm đầu, nhưng "đường đến thành Rome" lại có phần khác nhau. Chỉ là những chi tiết nhỏ, cũng không hoàn toàn đúng 100% vì tác phong làm việc của mỗi người mỗi khác. Nhưng hãy xem những nét "đại chúng" khác biệt thú vị giữa hai miền được "khoanh vùng" ở chốn văn phòng dưới 7 sự so sánh hài hước và có tính tương đối sau...
1. Ăn vặt công sở
Hà Nôi, Sài Gòn dù ở miền nào cũng đều có chuyện chị em phụ nữ ăn vặt ở công sở. Nhưng...
... Hà Nội thường mời nhau rồi cùng ăn. Khi ai đó muốn ăn vặt gì thì cũng nghĩ đến đồng nghiệp, vì thế họ thường mua hoa quả đủ cho cả văn phòng. Những bữa "tụ tập nhỏ" này là văn hóa công sở đặc trưng ở Hà Nội. Đây cũng là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn.
Còn ở Sài Gòn, ăn vặt ư, dĩ nhiên là có. Nhưng đồng nghiệp thích có thể tự đến ăn cùng, nhưng mời thì... không.
2. Tụ tập ngoài giờ và đến nhà nhau
Dân công sở Hà Nội ngoài những giờ cùng nhau trên văn phòng, họ có thể tiếp tục... cùng nhau tại gia. Nhưng cuộc tụ tập, chè chén với đồng nghiệp tại nhà thường rất vui vẻ, thân mật.
Ở Sài Gòn, dù có là đồng nghiệp thân thiết cũng ít khi họ biết đến nhà nhau.
3. Phong trào "cùng nhau"
Dân công sở Hà Nội thường hoạt động theo phong trào, họ thường xuyên rủ nhau trong các hoạt động chung, đặc biệt khi cafe, đi ăn và cả khi đi... shopping.
Tại công sở Sài Gòn, chị em có thể vẫn vui vẻ nói chuyện cùng nhau nhưng những hoạt động kiểu "cộng đồng" này thì không được phổ biến cho lắm.
4. Ngủ trưa công sở
Tranh thủ ngủ trưa một chút cho khỏe người là tâm lý chung của nhiều cô nàng công sở Hà Nội. Với họ, nếu thiếu một giấc ngủ trưa, dù chỉ ngắn thôi cũng có thể rơi vào tình trạng "ngáp ngắn, ngáp dài" cả chiều.
Ngủ trưa công sở là chuyện khá hiếm hoi ở Sài Gòn, mọi người có thể làm việc riêng hay tiếp tục công việc dang dở, nhưng hầu như họ ít ngủ trưa tại công sở.
5. Sếp và nhân viên
Sếp và nhân viên tại công sở Hà Nội vẫn có sự "giữ kẽ" nhất định, mặc dù ranh giới này hiện nay đã giảm dần. Nhân viên ở đây thường nể, sợ hoặc có sự lễ phép nhất định với sếp.
Ở Sài Gòn, giữa sếp và nhân viên dường như không có ranh giới phân biệt. Việc của chị là làm sếp, còn việc của tôi là nhân viên. Chúng ta bình đẳng ở hai vai trò.
6. Quan tâm đến đời tư
Chuyện quan tâm hơi thái quá vào đời tư của nhau ở công sở tại Hà Nội vẫn diễn ra, có thể do những đặc tính rất riêng của vùng, miền. "Buôn dưa lê, bán dưa chuột" về một đồng nghiệp nào đó, có thể là sự quan tâm đến nhau, cũng có khi là sự "thọc mạch". Đây là một đặc trưng vừa đáng yêu, vừa đáng ghét của công sở Hà Nội. Quan tâm đến đồng nghiệp bao nhiêu là vừa luôn là vấn đề đáng bàn.
Việc ai người nấy làm, không "tám" chuyện riêng trong giờ và ít quan tâm đến đời tư của nhau là đặc trung của dân Sài Gòn.
7. Trang phục công sở
Dân công sở Hà Nội thường chú tâm đến chuyện ăn mặc. Họ khá chỉn chu với những bộ trang phục của mình, chiếc váy này cần kết hợp với đôi giày nào, kiểu tóc này nên mặc gì... là những câu hỏi thường xuyên trong đầu họ. "Ôi hôm nay chị có chiếc váy đẹp thế", "Màu xanh lam này hợp với em đó"... là những câu giao tiếp của dân công sở Hà Nội khi gặp nhau. Nhìn chung họ khá quan tâm đến ngoại hình, thời trang và diện mạo của mình.
Ngược lại, người Sài Gòn thường quan tâm đến những bộ cánh thoải mái hơn là quá cầu toàn cho trang phục. Thời tiết quanh năm nóng là một phần, cộng thêm tính cách có phần xuề xòa, quan tâm đến tính hữu dụng hơn yếu tố điệu đà là bản chất của người Sài Gòn. Ở công sở cũng thế, họ có thể áo phông, quần bò, đi tông đi làm, miễn sao thấy thoải mái.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%