Vì 6,75 mẫu đất ruộng, người dân hai thôn Lưu Thượng và Tư Sản (xã Phú Túc, Phú Xuyên) suýt gây hấn với nhau. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của lực lượng chức năng, điều tồi tệ đã không xảy ra.
|
Giải toả điểm “nóng”
Xã Phú Túc trở thành điểm “nóng” vào khoảng 5 giờ 30 ngày 19.2, khi gần 200 người dân thôn Tư Sản đã xuống cánh đồng Soi (thuộc thôn Lưu Thượng) để… cấy lúa với lập luận, đất này là của ông cha mình để lại. Thấy người dân thôn Tư Sản xuống cấy trên ruộng thuộc thôn mình, hàng trăm người dân Lưu Thượng cũng ùa ra để bảo vệ ruộng của mình (đã được chính quyền cấp sổ đỏ).
Không khí càng lúc càng trở nên căng thẳng khi người dân của cả hai thôn đều cho rằng diện tích ruộng này thuộc về thôn mình.
Nhận được tin báo, UBND xã Phú Túc và huyện Phú Xuyên đã cấp tốc điều lực lượng chức năng ra để giải toả điểm “nóng”. Rất may là do hành động kịp thời nên đã tránh được những hậu quả xấu.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Bùi Hồng Luyến - Chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Sự việc khởi nguồn từ ngày 29.12.2011, UBND xã Phú Túc nhận được đơn của một số người dân thôn Tư Sản, đề nghị xin lại đất thuộc cánh đồng Soi. Nhưng đơn không đủ căn cứ, không có người đứng tên. Trước đó, một số người dân thôn Tư Sản đã tự ý đắp bờ, chia thửa phần ruộng mà họ cho là của mình.
Ông Luyến cho biết, khi xem xét lại toàn bộ hồ sơ nguồn gốc đất tại đồng Soi, trong đó có diện tích đất nông nghiệp 6,75 mẫu là đất canh tác thuộc quỹ đất đã được giao theo QĐ số 250/QĐ-UBND ngày 3.8.1992 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và NĐ 64/CP ngày 27.9.1993 của Chính phủ.
Từ khi thành lập Đội giống năm 1977 đến năm 1988 giải thể, HTX nông nghiệp giao cho Ban Chỉ huy đội và xã viên đội sản xuất thôn Lưu Thượng cấy số ruộng trên. Hàng năm, HTX vẫn thu sản phẩm và thanh toán các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp với diện tích trên. Và 36 hộ dân thôn Lưu Thượng đã được cấp sổ đỏ năm 1998. Qua đó, UBND xã nhận định: 6,75 mẫu đất canh tác, thuộc khu đồng Soi mà người dân thôn Tư Sản cho rằng của tổ tiên là không có căn cứ pháp lý”.
Sẽ xử lý những người quá khích
Trước tình hình quá căng thẳng giữa người dân hai thôn, chính quyền địa phương đã phải liên tục tổ chức các cuộc họp để giải quyết, nhưng hiện tại, vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Từng cán bộ huyện, xã phải đi vận động người dân hai thôn bình tĩnh, không được manh động.
Ngày 20.2, tổ công tác của huyện Phú Xuyên đã đối thoại với hàng trăm người dân thôn Lưu Thượng. Tại buổi đối thoại, người dân thôn Lưu Thượng đã đồng tình với quan điểm xử lý vụ việc của chính quyền xã Phú Túc và kiến nghị khẩn trương bàn giao lại diện tích ruộng bị người dân thôn Tư Sản lấy để cấy lúa xuân kịp thời vụ.
Ông Phạm Hùng Vỹ – Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên cho biết: “Vụ việc này không đơn thuần là việc tranh chấp đất đai giữa hai thôn mà là vụ việc vi phạm pháp luật của một số phần tử quá khích.
Trong cuộc họp có mặt gần 300 người dân thôn Lưu Thượng, chúng tôi đã tuyên dương tinh thần chấp hành pháp luật của dân thôn này. UBND huyện sẽ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của 36 hộ dân thôn Lưu Thượng – những người đã được cấp sổ đỏ tại cánh đồng Soi”.
Chiều ngày 21.2, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp, chia 10 tổ công tác xuống từng nhà dân thôn Tư Sản để vận động, tuyên truyền người dân trả lại ruộng cho dân thôn Lưu Thượng gieo cấy kịp thời vụ.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?