Sau 30 năm trôn dưới dất, hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng.
Hình ảnh khai quật di cốt đầy bí ẩn. |
Lời giải cho hiện tượng thi thể gần như hóa thạch
Chúng tôi tìm gặp Đại đức Thích Hạnh Khương, trụ trì chùa Long Bửu hiện nay để tìm hiểu thực hư câu chuyện đầy bí ẩn, liên quan đến di cốt đặc biệt mà người dân đồn đại râm ran thời gian qua. Đại đức Thích Hạnh Khương khẳng định: "Chuyện thi hài cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức được chôn cất dưới lòng đất sau mấy chục năm mà không tan rã là có thật". Để chứng minh cho lời nói của mình, sư trụ trì mời chúng tôi ra bảo tháp - nơi đặt di cốt của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để rõ thực hư.
Bảo tháp có bảy tầng được xây dựng bằng đá, tầng đầu tiên là nơi đặt di cốt cố Đại lão Hòa thượng. Đặt chân vào bảo tháp, nhìn qua lồng kính chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, trước mắt là một bộ di cốt còn nguyên vẹn, hộp sọ có màu vàng giống như vàng 9999. Cảm giác huyền bí và thần kỳ là những gì chúng tôi cảm nhận khi đứng trong bảo tháp, khi được tận mắt nhìn thấy di cốt của cố Đại lão Hòa thượng.
Đại đức Thích Hạnh Khương cho biết, cách đây gần 4 năm, vì nơi chôn cất cố Đại lão Hòa thượng lâu năm đã xuống cấp, nên năm 2010 nhà chùa quyết định khai quật, di dời di cốt Hòa thượng vào bảo tháp mới xây dựng xong. 3h sáng 8/12/2010, môn đồ pháp quyến cùng phật tử địa phương đã trang nghiêm tổ chức buổi lễ khai quật và di dời hài cốt của Hòa thượng. Nhưng kỳ lạ là khi đào đất lên, di cốt của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức vẫn còn nguyên vẹn sau bao năm chôn cất. Đại đức Thích Hạnh Khương đã phải thông báo tạm dừng và lập hàng rào để người dân không kéo đến quá đông làm mất sự tôn nghiêm tại chùa.
Sư trụ trì Đại đức Thích Hạnh Khương kể lại câu chuyện bằng hình ảnh.
"Theo lẽ thường, khi chôn cất xuống dưới đất một thời gian, thì da thịt sẽ phải tiêu biến đi, nhưng di cốt của Hòa thượng vẫn nguyên vẹn. áo quan bằng gỗ đã mục tan, nhưng bộ cà sa và y phục Hòa thượng mặc vẫn còn nguyên. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá. Toàn bộ di cốt của Đại lão Hòa thượng tỏa ra một màu vàng của y phục, ngay cả phần xương sọ cũng một màu vàng kỳ lạ. Trong khi, nơi chôn cất của ngài lại là khu vực hàng năm đều bị ngập nước. Đây là điều bí ẩn không lý giải được, vì khi Đại lão Hòa thượng viên tịch, không được tẩm ướp bất kỳ một hóa chất gì để gìn giữ cơ thể", Đại đức Thích Hạnh Khương kể.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, sư trụ trì Thích Hạnh Khương nói về cố Đại lão Hòa thượng một cách thành kính. Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức thế danh Nguyễn Khắc Dần (SN 1901 tại làng Hiệp Phổ, xã Đức Hạnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi). Từ thuở thiếu thời, Hòa thượng đã tỏ ra đức tính từ hòa, tư chất thông minh. Năm 17 tuổi, Hòa thượng quyết chí xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang (thuộc xã Phú Thọ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Lúc 33 tuổi, Hòa thượng được ban pháp hiệu là Thích Minh Đức.
Năm 1945 cùng với cả nước hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa thượng tham gia phong trào chống Pháp, gia nhập Đảng lao động Việt Nam. Suốt thời gian này, Hòa thượng phát triển ngành Đông y và thâu nhận đệ tử xuất gia hiện nay đều là các vị trụ trì các chùa ở các tỉnh. Năm 1957 Tổng hội Phật giáo Trung phần bổ nhiệm Hòa thượng trụ trì chùa Linh Phước - Đà Lạt, thuộc chi hội Phật giáo Trại Mát.
Sư trụ trì Đại đức Thích Hạnh Khương kể lại câu chuyện bằng hình ảnh.
Cuối năm 1984, linh cảm biết trước sự ra đi nên ngài rời chùa Linh Phước về lại tổ đình Long Bửu. Đêm 18 tháng Giêng năm 1985, ngài kêu gọi các đệ tử của tổ đình Long Bửu tìm cho ngài một tượng Phật, sau đó ngài nhìn tượng Phật niệm kinh rồi ra đi vào lúc 3h ngày 19 tháng Giêng năm 1985. Hòa thượng trụ thế 84 năm. Hòa thượng được chôn cất tại khuôn viên tổ đình Long Bửu. Theo sư trụ trì, cố Đại lão Hòa Thượng Minh Hạ Đức là một tấm gương sáng về sự tu tập, niệm Phật vãng sanh, giáo hóa chúng sanh, là bậc mô phạm đạo hạnh trong tòng lâm thì di cốt mới có thể vẹn nguyên như thế.
"Sự việc kỳ lạ này khó ai giải thích được, chỉ biết rằng đó là việc đạt tới cảnh giới cao nhất trong quá trình tu tập của một vị hòa thượng. Sinh thời, Đại lão Hòa thượng đã phát nguyện trì tụng kinh Phổ Môn 500 biến, cho đến trước lúc từ giã cõi trần ngài vẫn tinh tấn trì tụng cho đến hết. Hòa thượng ban vui cứu khổ, nhất là những đêm khuya khoắt khi mọi người yên giấc ngủ, có người đến cầu thỉnh đi cứu bệnh. Hòa thượng hoan hỷ đến ngay không một chút từ nan quản ngại", sư trụ trì nói trong sự thành kính.
Kết quả sau bao năm tu chuyên trì niệm Phật và hoằng dương pháp môn tịnh độ, hình ảnh nhục thân của Hoà thượng được lưu lại. Chính vì thế, nhiều chư tăng mới khẳng định, chỉ những thiền sư mới có thể đạt được một vài trạng thái đặc biệt trước khi viên tịch và tự gột sạch mình tới mức cơ thể không thể phân hủy.
Theo Đại đức Thích Hạnh Khương, có nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra từ khi khai quật di cốt của cố Đại lão Hòa thượng đã khiến nhiều người kinh ngạc. Đầu tiên là chuyện về bông hoa súng trong chậu trước mộ cũ của cố Đại lão Hòa thượng, bỗng nhiên nở vào thời khắc khai quật di cốt? "Từ trước tới nay, hoa súng chỉ nở vào ban ngày. Nhưng kỳ lạ là trong đêm khai quật di cốt của cố Đại lão thì hoa súng bỗng nhiên nở hoa. Có một phật tử ở chùa chụp lại được hình ảnh này", Đại đức Thích Hạnh Khương cho biết.
Chuyện hoa súng nở không ngạc nhiên bằng chuyện một phật tử (sư trụ trì không nhớ tên) trước đây vốn là người tàn tật, đi đứng phải phụ thuộc vào hai cây nạng. Đúng vào ngày đưa di cốt của cố Đại lão vào bảo tháp, người này đứng cầu nguyện gì đó rất lâu, thì tự nhiên bỏ nạng và chạy lại quỳ lạy. Sau đó, phật tử này bỏ nạng và đi lại được như người bình thường(!?). Sư trụ trì còn cho biết, lúc khai quật, trên hộp sọ của di cốt có ba chấm màu hồng. Nhưng một tuần sau, khi lau chùi lồng kính nhà sư lại phát hiện ba chấm này chuyển sang màu đen, một tuần sau nữa, kỳ lạ thay nó lại chuyển sang màu trắng và đến nay ba chấm đó vẫn còn là màu trắng (!?).
Nói về những chuyện kỳ lạ xảy ra từ ngày khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng, sư trụ trì Thích Hạnh Khương cho rằng không ai có thể lý giải được những chuyện đã xảy ra... Sự việc đã xảy ra bốn năm, nhưng đến nay chưa có một giải thích nào chứng minh thuyết phục hiện tượng bất hoại của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức. Còn ngôi chùa này, từ ngày xuất hiện câu chuyện đầy bí ẩn này, có rất nhiều tăng ni phật tử từ các nơi về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng di cốt của cố Đại lão Hòa thượng. Theo thiển ý của PV, có lẽ sự việc trùng hợp trên chỉ là sự ngẫu nhiên, lại xảy ra đúng vào thời điểm trên người ta dễ liên tưởng đến tâm linh, đến sự hiển linh của nhà phật đã biến nhiều việc không thể thành cái có thể...
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?