Các đối tượng đã làm giấy tờ, con dấu và cả nhân thân giả để đi làm ăn, vụ việc chưa thành thì chúng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2 bị cáo có thái độ không thành khẩn trước tòa |
Chiều ngày 7/1 tại TAND TP. HN diễn ra phiên sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Cáo trạng nêu rõ, Ngụy Như Công (1968, hiện trú tại Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) quen thân với Lê Sỹ Lâm (1972, hiện trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội). Đến tháng 8/2011, Công giới thiệu với Lâm về một dự án nạo vét, kè sông Đáy với tổng kinh phí lên tới 4.300 tỷ đồng và bảo Lâm cùng đi chào mời để lấy tiền % hoa hồng. Công rặn Lâm khi đi gặp khách hàng nói anh tên là Hải, người thân tín của bác Chủ tịch nước (là xe ôm của các cụ) để tăng độ tin tưởng của đối tác.
Thấy phi vụ làm ăn hấp dẫn nên Lâm ra sức đi chào mời các doanh nghiệp, sau đó anh đã giới thiệu dự án cho anh Nguyễn Thanh Bình, anh Bình lại giới thiệu dự án với anh Ngô Trọng Tuất (1957, Từ Sơn, Bắc Ninh). Do mọi giấy tờ trong đó có Quyết định của thủ tướng Chính phủ; Thông báo vốn của Bộ Tài chính; Quyết định giao thầu cho Công ty Thành An xây dựng và nâng cấp cải tạo sông Đáy; Phiếu chuyển văn bản đều nằm trong tay Công nên Lâm không thể thu trực tiếp tiền của khách hàng. Các đối tác muốn xem các chứng từ, dấu đỏ thì Lâm không cho bởi hắn không giữ những giấy tờ quan trọng này, sau đó Lâm nói với Bình rằng nộp 200 triệu trước để nhận giấy tờ và bồi dưỡng cho “các cụ”, do tin tưởng anh Lâm nên Bình đã giao cho Lâm 150 triệu đồng.
Phi vụ làm ăn chưa xong thì Công và Lâm bị bắt giữ, cơ quan điều tra đã xác định được số giấy tờ và con dấu trên các văn bản đều là giả.
Có mặt tại phiên tòa, các bị cáo chẳng những không thành khẩn mà còn vòng vo và đổ tội cho nhau. Lâm nói rằng đã thu của anh Bình 150 triệu và nộp lại cho Công, còn Công thì khẳng định chưa nhận được tiền từ Lâm. HĐXX đã liên tục phải nhắc các bị cáo về mức độ trung thực, thành khẩn để thêm tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Trước tòa Công bày tỏ quan điểm của mình rằng, Lâm là người “đầu têu” đưa giấy tờ cho mình để đi chào mời doanh nghiệp, sau khi phát hiện ra giấy tờ giả Công đã ngừng lại và không mời doanh nghiệp nữa. Hắn “bào chữa” cho mình rằng, mình bị lôi kéo và những việc y đã làm chưa đủ nguy hiểm để cấu thành tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Nhưng với luận điểm sắc bén của đại diện VKS thì hắn đã phải thừa nhận tội lỗi của mình.
Sau khi sự việc bị vỡ lở, gia đình nhà Lâm đã bồi thường cho anh Bình lại số tiền 150 triệu đồng và không yêu cầu phía nhà Công phải “cắt đôi”.
Kết thúc phiên xét xử, đại diện HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Công 15 tháng tù giam, bị cáo Lâm 11 tháng 4 ngày tù giam vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một uẩn khúc trong vụ án trên là các bị cáo đều không khai nhận nguồn gốc và ai là kẻ đứng đầu đã đưa loạt văn bản, chứng từ giả cho chúng? Và hiện tại cơ quan điều tra chưa xác định được nguồn gốc từ những giấy tờ giả này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?