Mặc dù giá sữa ở Việt Nam đứng ở mức cao so với các nước trên thế giới và năm 2011 đã có những lần tăng giá, nhưng bước sang đầu năm 2012 giá sữa các loại vẫn tiếp tục điều chỉnh tăng.
|
Các doanh nghiệp viện lý do chi phí đầu vào, trong khi cơ quan quản lý chỉ kiểm soát mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá. Do đó, tất cả khó khăn đều dồn hết lên người tiêu dùng.
Lần lượt điều chỉnh
Theo dõi tình hình giá sữa của nhiều nhãn hiệu cho thấy, trong vòng 3 tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, từ các loại sữa bột, sữa đặc có đường đến sữa nước của các nhãn hiệu đều đã lần lượt điều chỉnh giá từ 5 - 10%. Ngày 13.2, có tới 12 dòng sản phẩm sữa bột của Cty Fonterra Brands VN gồm sữa bột Anlene, sữa nước Anlene và sữa dành cho bà bầu Anmum tăng giá từ 5 - 10%.
Giá sữa tăng liên tục thời gian gần đây. Ảnh: K.A
Một số sản phẩm của Cty FrieslandCampina VN như Cô gái Hà Lan, Yomost, Fristi... cũng điều chỉnh tăng giá 5%, với mức tăng bình quân 700 - 1.000 đồng/sản phẩm. Hồi cuối tháng 1.2011, Vinamilk cũng điều chỉnh tăng 5 - 7% một số sản phẩm. Trong tháng 12.2011, Cty Mead Johnson cũng đã đăng ký tăng giá 18 - 19% cho 3 dòng sản phẩm. Cty dược phẩm 3A - đơn vị phân phối sữa của Abbott cũng điều chỉnh giá khoảng 9%. Nestle VN thì áp dụng điều chỉnh giá lên 8 - 10% đối với một số sản phẩm.
Anh Lê Văn Dân - chủ hiệu tạp hóa Hoa Dân trên phố Trần Cung, Hà Nội phản ánh: “Gần đây sữa lên giá nhiều quá, mỗi lần như thế khách lại méo mặt kêu ca. Chúng tôi chỉ là người bán hàng. Nếu cứ nay tăng mai tăng như vậy chúng tôi cũng ngại với khách lắm”. Mặc dù giá sữa liên tục tăng, nhưng theo nhận định của các cửa hàng thì lượng mua không giảm. Số đông khách hàng ta thán rằng sữa tăng giá, nhưng vẫn phải mua thôi, vì hãng nào cũng tăng thì chẳng lẽ... cho con nhịn ăn sữa?
Bỏ qua chương trình bình ổn giá
Theo các Cty kinh doanh và phân phối mặt hàng sữa, lý do tăng giá đều do ảnh hưởng từ chi phí đầu vào tăng lên. Ông Trần Quốc Tuấn - Phó TGĐ Cty FrieslandCampina VN cho biết: “Sau gần một năm không tăng giá, đến nay Cty quyết định phải điều chỉnh giá một số sản phẩm để bù đắp chi phí và luôn giữ cho người tiêu dùng được hưởng sản phẩm chất lượng cao, an toàn.
Nhiều loại sữa cùng tăng giá. Ảnh: KỲ ANH
Trong năm qua, nhiều loại nguyên liệu và chi phí sản xuất đều đã tăng giá, thậm chí có chi phí tăng đến 36%. Cụ thể giá các loại sữa nguyên liệu tăng từ 8 - 22%, dầu diesel tăng 36%, chi phí nhân lực tăng 11%, điện tăng 5%, bao bì cũng tăng...”. Ngay cả Cty sữa nội là Vinamilk cũng đã nêu lý do tăng giá của đợt tăng vào tháng 1.2012 là do giá nguyên liệu sữa hiện đã tăng hơn 20%; các nguyên vật liệu khác tăng từ 40-60%; các chi phí đầu vào cho sản xuất như điện, nước, phí vận chuyển, xăng dầu... đều tăng từ 10 - 15%.
Như vậy, đúng vào thời điểm chương trình bình ổn giá sữa năm 2011 tại TPHCM sắp và vừa kết thúc (hiện chương trình đã kết thúc), thị trường sữa từ sữa bột, sữa nước đến sữa đặc có đường đều lần lượt điều chỉnh giá tăng lên. Tuy việc tăng giá của các Cty vẫn hợp lý ở khoản các chi phí như sữa nguyên liệu trên thế giới tăng, các chi phí sản xuất, nhân công, vận chuyển, bao bì...
Tuy nhiên, xét ở một phía cạnh khác, giá sữa ở VN hiện còn cao do chi phí quảng cáo khá lớn và nguồn nguyên liệu vẫn còn phụ thuộc vào NK khá nhiều. Ngay như mặt hàng sữa tươi tiệt trùng, hiện giá một lít sữa tươi nguyên chất nông dân bán được cho các Cty chỉ ở mức khoảng 11.000đ/lít, nhưng giá sữa tươi tiệt trùng đang được các Cty bán cho NTD sau khi tiệt trùng, đóng gói bao bì... ở mức khoảng 33.000đ/lít, tức gấp 3 lần.
Để tiếp tục bình ổn giá sữa trên thị trường TPHCM trong năm 2012, hiện Sở Công Thương TPHCM đang hoàn thiện kế hoạch triển khai để trình UBND TPHCM xem xét vào đầu tháng 3.
Xử lý nghiêm DN tăng giá sai quy định. Trao đổi với phóng viên, chiều 15.2, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, thực hiện Chỉ thị 03 ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giao các sở tài chính rà soát lại và quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán và trong quý I/2012, nên đến cuối tháng sẽ có báo cáo giá cả các mặt hàng thiết yếu có đăng ký giá của các địa phương theo định kỳ, trong đó bao gồm cả mặt hàng sữa. “Quan điểm của Cục Quản lý giá là những mặt hàng thuộc diện kiểm soát, kê khai giá thì phải kiểm soát chặt. Nhà nước tôn trọng quyền của DN và không can thiệp hành chính. Tuy nhiên các DN khi lập phương án giá để tăng giá thì phải tuân thủ Quy chế đăng ký giá của Bộ Tài chính. Nếu DN tăng giá không đúng quy định thì sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Tuấn khẳng định |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%