Khi vòng chung kết giải vô địch các quốc gia châu Âu (EURO 2012) càng đến gần, chúng ta càng thấy có thật nhiều điều thú vị để nói về nó.
|
Khi các giải vô địch quốc gia đã kết thúc, người hâm mộ bóng đá bắt đầu hướng về các giải đấu mới. Lúc này, không còn nghi ngờ gì khi khẳng định EURO sẽ là giải đấu lớn nhất, được chờ đợi nhiều nhất thế giới ngay cả khi rất nhiều siêu sao như Lionel Messi và Neymar sẽ không thể tham dự.
Báo cáo của UEFA cho biết đã có 155 triệu người theo dõi EURO 2008. Trận chung kết EURO giữa Tây Ban Nha và Đức được tường thuật tại 231 quốc gia. Vẫn chưa hết, sự thú vị của EURO nằm ở chỗ chưa có một quốc gia nào bảo vệ được thành công danh hiệu vô địch của mình qua 2 vòng chung kết liên tiếp (xin gửi lời chia buồn tới người Tây Ban Nha).
Năm 2004 đã chứng kiến một ngoại lệ khi Hi Lạp, đội tuyển chưa từng được đánh giá cao lên ngôi tại vòng chung kết, mang cúp vô địch trở về nước sau một màn trình diễn “tàn nhẫn” với các đối thủ khác. Dù thứ bóng đá họ chơi thực sự khó coi, người ta vẫn không thể phủ nhận Hi Lạp đã trình diễn một trong những phong cách phòng ngự xuất sắc bậc nhất lịch sử.
Không cần Messi, EURO vẫn là một giải đấu tuyệt vời. (Ảnh: Getty)
Nhưng thôi, nói về Galanoleyki (biệt danh của đội tuyển Hi Lạp) thế là đủ rồi. Thay vì điều đó, những khoảnh khắc ma thuật hay những màn trình diễn cá nhân ấn tượng mới là những điều thực sự đọng lại trong tâm trí mọi người, còn nhiều hơn cả những màn đăng quang và những danh hiệu.
Đó là cú đánh đầu của Henrik Larsson vào lưới Bulgaria năm 2004; là sự thống trị của Michel Platini tại EURO 1984, ghi 9 bàn trong 5 trận, trong đó có 2 cú hattrick hoàn hảo (1 bàn chân phải, 1 bàn chân trái, 1 bàn đánh đầu); là cú sút phạt đền panenka của Antonin Panenka mang vinh quang cho Tiệp Khắc năm 1976; là cú volley của Paul Gascoigne vào lưới Scotland năm 1996; là thùng thuốc súng Đan Mạch thập niên 80.
Với tất cả những điều đã nói trên, vài câu hỏi sẽ xuất hiện trong tâm trí chúng ta lúc này, trước thềm giải đấu lớn nhất châu Âu.
Người Đức liệu có tái ngộ Tây Ban Nha ở trận chung kết?
Giải đấu không cần các đội bóng duy trì phong độ đỉnh cao trong một thời gian dài. Tại EURO 2012, người ta mong chờ cuộc đối đầu giữa hai đội bóng xuất sắc nhất châu lục sẽ giúp người hâm mộ tận hưởng lại cảm giác của trận chung kết EURO năm 2008. Thật may mắn vì kết quả bốc thăm đã cho phép điều đó xảy ra. Đức nằm ở bảng B trong khi Tây Ban Nha nằm ở bảng C. Kết quả này cho người ta hi vọng về một cuộc tái ngộ của hai ông lớn tại chung kết. Chúng ta sẽ phải cầu nguyện để cả Die Mannschaft cùng La Furia Roja vượt qua các vòng đấu an toàn và người hâm mộ có được một trận chung kết không thể nào quên.
Tuy nhiên, Michael Cox đã nói đúng khi cho rằng các vòng bán kết Champions League mới là những trận đấu kịch tính nhất. Điều tương tự cũng diễn ra với các giải đấu ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Thường thì, không khí trận chung kết luôn đầy thận trọng và thừa toan tính. Hai trận chung kết EURO gần nhất đều kết thúc với tỉ số 1-0. Trong khi trận chung kết World Cup 2010 chỉ được thực sự được nhớ tới với lối chơi bạo lực của người Hà Lan và chiếc áo tưởng niệm người đồng đội Dani Jarque của Andres Iniesta. Bởi thế, cuộc đối đầu giữa Mesut Ozil và Xavi tại bán kết mới là giấc mơ của mọi giấc mơ.
Chung kết trong mơ của EURO 2012. (Ảnh: Getty)
Vậy, tại sao việc lặp lại giấc mơ về trận chung kết năm 2008 lại khác biệt rất nhiều so với một trận chung kết (nếu có) vào tháng Bảy tới tại Kiev?
Trước hết, lý do nằm ở chỗ Tây Ban Nha hiện tại không còn giống Tây Ban Nha trước kia. David Villa chấn thương, không thể tham dự giải đấu; Torres chỉ còn là một nửa của Torres 4 năm về trước; Xavi đã quá già, Carles Puyol cùng số phận với Villa. Điều đó có nghĩa là La Furia Roja hiện tại đã có nhiều lỗ hổng hơn.
Về phía tuyển Đức, họ vẫn đang bắt đầu quá trình tiến bộ của mình. Joachim Low có trong tay một đội ngũ trẻ trung, tài năng với một lối chơi phản công – tấn công chết người (họ còn sở hữu “kẻ trộm trứng gà” Miroslav Klose). Die Mannschaft của 2012 đã mạnh mẽ hơn chính họ hồi năm 2008, khi đội bóng do Michael Ballack dẫn đầu chỉ có thể tung ra đúng 4 cú sút về phía khung thành đối thủ trong thất bại 1-0 ở chung kết.
Tuyển Anh thời Roy Hodgson: Dự EURO để viết hồi kí?
Yếu tố quan trọng để trở thành một thành viên trong đội hình “Tam Sư” là bạn phải chưa từng tham dự một giải đấu quốc tế quan trọng nào mà không sẵn sàng viết sách? Nếu bạn chiến thắng, hãy đối diện với vinh quang. Nếu bạn thua, bạn phải mang tới cho người hâm mộ những kịch tính phía sau hậu trường và lý giải lý do tại sao mọi thứ lại trở nên tồi tệ như vậy cả ở trong sân và ngoài sân. Bạn phải đảm bảo doanh số xuất bản và làm hài lòng các nhà xuất bản theo cả hai cách: thắng hoặc thua.
Tuyển Anh có thể cảm thấy may mắn vì được xếp ở bảng D với Ukraine, Thụy Điển và Pháp. Họ từng trở về tay trắng sau World Cup 2006. Lampard xuất bản cuốn “Totally Frank”. Ashley Cole ra cuốn “My Defence” trong khi Rooney có “My Story so Far”. Barton phản ứng: “Đội tuyển Anh chẳng làm được gì tại World Cup. Vậy tại sao họ mang những cuốn sách trở về? Chúng tôi đã bị đánh bại ngay ở tứ kết, cá nhân tôi đã chơi như ****. Đó, cuốn sách của tôi đó.”
Gerrard sẽ mang băng thủ quân tuyển Anh tại EURO 2012. (Ảnh: Getty)
Mùa Hè năm ngoái, sau thất bại ở Nam Phi, đã xuất hiện ít hơn những cuốn sách như vậy. Có vẻ như các ngôi sao người Anh đã học được cách kiềm chế và tự ý thức được mình hơn. Nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu họ tiếp tục thất bại, nhất là với HLV Roy Hodgson, người chưa từng có được một danh hiệu lớn nào, lại chỉ có ít hơn một tháng để xây dựng kế hoạch cho một cuộc chơi trong nhiều năm.
Cầu thủ xuất sắc nhất sẽ không giành được danh hiệu
Xem xét lại mùa giải 2010/2011 với Cristiano Ronaldo: Anh ghi 53 bàn sau 49 trận, giành cúp Nhà vua Tây Ban Nha khi vượt qua chính Barca, thể hiện một phong độ tưởng như có thể đánh bại Messi (dù trên nhiều phương diện, anh vẫn bị cái bóng của Messi phủ kín). Mùa giải 2011/2012, anh tiếp tục làm lu mờ Messi và đội bóng xứ Catalunya.
Ronaldo ghi 64 bàn sau 55 trận, mang về chức vô địch Liga đầu tiên cho Real từ năm 2008, giúp Real đạt số điểm kỉ lục (100 điểm), ghi 121 bàn, chiến thắng 32 trên 38 trận. Với từng đó chiến tích, bất kì ai nói C.Ronaldo không phải là cầu thủ xuất sắc nhất tại EURO hiện nay (bất chấp những thất vọng anh đã trải qua tại Champions League mùa này) đều là những kẻ ngốc. Kì tích của anh với Real, điểm tựa của anh với đội bóng, là không thể bàn cãi và tranh chấp.
Ronaldo cần phải thể hiện được phong độ anh đã thể hiện tại Real. (Ảnh: Getty)
Nhưng đội tuyển mà anh dẫn dắt, Bồ Đào Nha, lại không có được phong độ tuyệt vời như vậy. Họ sẽ lại đối mặt với Hà Lan, đội bóng đã loại họ ở vòng 16 đội World Cup 2006, Đan Mạch và Đức ở vòng bảng. Đây thực sự là bảng tử thần. Dù vậy, vẫn có những sự động viên to lớn cho Bồ Đào Nha khi nhìn lại hành trình của họ năm 2004. Họ đã đánh bại Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan trên đường vào chung kết.
Bồ Đào Nha thiếu những hậu vệ dày dặn như Jose Bosingwa và Ricardo Carvalho (không tham dự do mâu thuẫn với HLV Paulo Bento). Điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới cơ hội đi tiếp của họ và thành công của Ronaldo. Nhà cái William Hill chỉ đặt cửa vô địch 1 ăn 20 cho đội bóng của bán đảo Iberia.
Một thế hệ tài năng mới sẽ xuất hiện
Một trong những điều đẹp đẽ nhất của mùa Hè EURO là sự xuất hiện của một thế hệ ngôi sao mới. Đức có cầu thủ chạy cánh kiêm tiền đạo của Leverkusen, Andre Schurrle, và thần đồng Dortmund, tiền vệ tấn công Mario Gotze (một sự thật thú vị khiến chúng ta cảm thấy mình đã già đi: khi hai cầu thủ trẻ này ra mắt đội tuyển tháng Mười Một năm 2010, họ trở thành những cầu thủ đầu tiên sinh sau ngày nước Đức thống nhất ra mắt tuyển quốc gia).
Và còn những cái tên khác nữa: phù thủy người Đan Mạch, Christian Eriksen, hay còn gọi là “Laudrup mới”, trẻ hơn thần đồng nước Anh, Jack Wilshere, người không thể dự EURO này tới 6 tuần. Cũng đừng quên Yann M’Vila, tiền vệ phòng ngự người Pháp; James McClean, cầu thủ chạy cánh của CH Ailen đang chơi cho Sunderland hay tài năng trẻ Kevin Strootman của Hà Lan.
Mario Gotze là cái tên được kì vọng nhiều nhất tại EURO 2012. (Ảnh: Getty)
Những ngôi sao có thể bước ra ánh sáng tại EURO
EURO là sân chơi tuyệt vời cho những sự cường điệu, đặc biệt trong thời đại Internet và YouTube cho thể mang bất kì video nào về những màn trình diễn xuất sắc, những kĩ năng ấn tượng tới cho người xem. Trước đây, ở thời tiền Internet, những chuyên gia săn tìm tài năng phải thực sự có mặt theo dõi trận đấu. Nhưng lúc này, dưới ánh sáng công nghệ, những cầu thủ không được đánh giá cao có thể bất ngờ mang tới những màn trình diễn ấn tượng, qua đó, giành được những hợp đồng mới với những đội bóng hàng đầu.
Karel Poborsky không phải là một cái tên được biết tới rộng rãi trước EURO 1996. Nhưng sau khi CH Séc đánh bại Italia, Bồ Đào Nha và Pháp để tiến tới chung kết gặp đội tuyển Đức, Poborsky đã gia nhập M.U, đoạt chức vô địch Premier League mùa 1996/1997 trước khi chuyển tới Benfica tháng Một năm 1998.
El-Hadji Diouf cũng làm được điều tương tự để chuyển tới Liverpool tại World Cup 2002. Andrei Arshavin cũng chơi tuyệt hay khi giúp Nga đánh bại Hà Lan (đội bóng được yêu thích nhất lúc đó) tại tứ kết. Nửa năm sau, “Phù thủy người Nga” gia nhập Arsenal.
Rất nhiều ngôi sao đã được biết tới trong thế giới bóng đá. Nhưng EURO mới thực sự là cơ hội không thể rõ ràng hơn để tên tuổi họ bước ra ánh sáng.
Mùa Hè này, sẽ là ai đây?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?