Cùng với những hành vi chống đối như bỏ chạy, cố tình đâm vào CSGT, hiện nay đang gia tăng tình trạng đối tượng vi phạm sử dụng các loại giấy tờ giả mạo để hòng thoát khỏi sự kiểm tra, xử lý của lực lượng làm nhiệm vụ.
|
Cứ kiểm tra là ra... vi phạm
Là một trong số thành viên đầu tiên tham gia vào các tổ công tác liên quân 141 của CATP. Hà Nội ngay từ những ngày mới triển khai, Trung tá Trần Anh Sơn - Phòng CSHS cho biết, không thể thống kê được hết số vụ vi phạm Luật Giao thông rồi “lòi” ra ma túy, dao, súng. Theo Trung tá Sơn, hàng chục năm đi đánh án hình sự, phải đối mặt với rất nhiều đối tượng nguy hiểm cũng không khiến người CSHS nao núng. Thách thức lớn nhất đối với các CBCS trong các tổ công tác lại chính là những kẻ tự xưng là “ông nọ bà kia” rồi giở đủ trò dọa nạt, chống đối.
Một trong những vụ việc điển hình xảy ra gần đây nhất được tổ công tác Y5 phát hiện đó chính là đối tượng Vũ Hoàng Chung (SN 1977), ở Đội Cấn, Ba Đình. Khi đó Trung tá Hà Văn Tuân - Đội phó Đội Tuần tra dẫn đoàn yêu cầu Chung xuất trình giấy tờ để kiểm tra vì lỗi vi phạm Luật Giao thông nhưng đối tượng lên giọng thách thức. Trong suốt thời gian đưa về trụ sở Phòng CSHS để làm việc, Chung còn tự xưng là PV của một cơ quan báo chí, đưa chiếc thẻ giả mạo ra để hù dọa không chịu làm việc với cơ quan công an. Danh tính “phóng viên” Vũ Hoàng Chung sau đó nhanh chóng được Phòng CSHS làm rõ là nhân viên điện lực ở quận Đống Đa. Về chiếc thẻ ghi phóng viên, Chung khai nhận đã làm giả.
Rất nhiều đối tượng làm giả giấy tờ, mạo danh hòng thoát khỏi sự kiểm tra của CSGT
Về khoản “liều” có lẽ Chung cũng phải đứng sau “nữ quái” Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1981), quê ở Thái Bình. Bản thân sống lang thang không nghề nghiệp, Tâm cặp kè với một đối tượng đã bỏ vợ. Trong khi Tâm đang bị Cơ quan CSĐT CAH Từ Liêm cho tại ngoại để củng cố hồ sơ, điều tra về hành vi giả mạo nhà báo gọi điện thoại cho một số đồng chí lãnh đạo nhằm xin xỏ, trước khi đe dọa, lăng mạ CSGT, Tâm cùng người yêu là Nguyễn Văn Dũng (SN 1977), ở Từ Liêm đã vi phạm Luật Giao thông. Khi được tổ công tác 141 yêu cầu xuất trình giấy tờ kiểm tra, cả hai đối tượng đã lớn tiếng chửi bới, thách thức CSGT; trắng trợn vu khống lực lượng làm nhiệm vụ. Sau khi được đưa về CAH Từ Liêm, chân dung của Nguyễn Thị Minh Tâm được làm rõ là đối tượng nghiện ma túy. Rất nhiều giấy giới thiệu đã hết hạn của một cơ quan báo chí được Tâm sử dụng để đi “lòe” người khác đã được cơ quan công an thu giữ tại nơi trọ.
Phải xử nghiêm để làm gương
Theo thống kê của Phòng CSHS, trong suốt gần 8 tháng triển khai Kế hoạch 141, các tổ công tác liên quân đã phát hiện hàng chục vụ việc vi phạm liên quan đến hành vi sử dụng giấy tờ giả. Không chỉ mạo danh phóng viên, nhiều đối tượng còn tìm những mẫu phôi của các cơ quan nhà nước đem làm giả rồi tự nhận đang giữ những vị trí “quan trọng”. Đối tượng Nguyễn Thành Tâm (SN 1980), ở Ba Đình là một trong số đó. Chỉ vài thao tác trên mạng internet, Tâm đã “lôi” được mẫu thẻ của Ban tổ chức Trung ương rồi đem ra cửa hàng in dập đúng tên tuổi của bản thân vào mẫu thẻ lấy được. Trước khi dán ảnh vào tấm thẻ giả, Tâm còn cẩn thận ghi cả mã số “chuyên viên” hòng tránh sự nghi ngờ khi cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra. Tuy nhiên, khi tổ công tác 141 kiểm tra, dù thủ đoạn của đối tượng có tinh vi thì mặt thật Nguyễn Thành Tâm cuối cùng cũng đã bị lật tẩy. Có đối tượng còn liều lĩnh mặc nguyên bộ quần áo của CSCĐ đi trên đường để mong thoát khỏi sự kiểm tra của CSGT. Hay như mới đây, CAQ Hoàng Mai đã bắt giữ được đối tượng Đinh Văn Thiết, giả danh “141” để cưỡng đoạt tài sản.
Trung úy Tạ Xuân Hậu - Đội CSGT số 5 cho biết, quá trình làm nhiệm vụ, rất nhiều người vi phạm đã moi từ trong ví ra đủ các loại danh thiếp ghi tên ông nọ bà kia rồi nhận là người nhà để mong CSGT “bỏ qua”. Mặc dù vậy, qua xác minh, hầu hết họ đều không biết người được in trong danh thiếp là ai. Còn Trung tá Thiều Mạnh Ngọc - Đội phó Đội CSGT số 2, tổ trưởng tổ công tác Y2/141 cảnh báo: “Mục đích để thoát khỏi các chốt kiểm tra của những đối tượng trên có lẽ chỉ là phụ bởi không loại trừ chúng sẽ sử dụng những giấy tờ giả mạo này để đi lừa đảo, gây án”. Dẫn chứng từ trường hợp Nguyễn Thành Tâm, kiểm tra cốp xe máy của đối tượng, tổ công tác còn phát hiện ra cả dùi cui cao su, gậy điều khiển giao thông của CSGT.
Sự nguy hiểm của hành vi giả danh này đã được cảnh báo song theo đại diện Phòng CSGT, nó vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân đó là, hiện nay mức xử lý đối với những đối tượng vi phạm mới dừng ở mức độ xử lý hành chính. Theo luật sư Trần Thu Nam - Trưởng VPLS Tín Việt và cộng sự đánh giá, chưa cần xét tới mục đích của các đối tượng, đã có giấy tờ giả là đủ căn cứ để cấu thành tội phạm. Theo quan điểm của luật sư Nam, những đối tượng này cần phải xử lý nghiêm vì những giấy tờ đó không chỉ đơn thuần là giả mà còn rất nguy hại đến ANTT, tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%