Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Đức Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa sẽ thăm VN từ ngày 05/04 đến 06/05/2014.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tham dự chương trình Talk Việt Nam vào năm 2011 |
Theo lời thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam và được sự đồng thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, từ ngày 05/04 đến 06/05/2014, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Đức Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa sẽ viếng thăm, cử hành Pháp hội quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép thực hành pháp tu), cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu độ chư hương linh anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, nạn nhân thiên tai bão lụt, chia sẻ Phật pháp tại thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh thành phố Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, T/p Hồ Chí Minh.
Là Bậc Thầy Phật giáo quốc tế đứng đầu Truyền thừa Drukpa khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ, Đức Pháp Vương được người dân nhiều quốc gia trên dãy Himalaya như Ấn Độ, Nepal, Ladakh, Bhutan kính ngưỡng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại Thành Tựu Giả trứ danh trong lịch sử Phật giáo như Đức Naropa, Đức Gampopa… liên tục quay trở lại nhân gian để phổ độ chúng sinh.
Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010
Trong hiện đời, Đức Pháp Vương thường du hóa chia sẻ thông điệp Từ bi Trí tuệ của Đức Phật và khuyến khích thực hành thiện hạnh tại nhiều nơi trên thế giới. Ngài sáng lập phong trào thiện hạnh quốc tế “Live to Love” với tầm ảnh hưởng rộng lớn, truyền cảm hứng để mọi người tham gia thực hiện các thiện hạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực: Phát triển giáo dục, Y tế, Cứu trợ, Bảo vệ môi trường, Bảo tồn di sản và Bình đẳng giới.
Những nỗ lực không mệt mỏi vì môi trường và hạnh phúc an sinh của Đức Pháp Vương đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng cao quý như “Vì Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”, danh hiệu “Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya”, giải thưởng “South - South Awards” của Liên Hiệp Quốc, cúp “Anh Hùng Xanh” của Tổng thống Ấn Độ…
Kể từ năm 2007, khi đất nước Việt Nam lần đầu tiên được phúc đức thắng duyên tiếp đón Đức Pháp Vương, Ngài đã bốn lần từ bi quang lâm cử hành các Đại Pháp hội quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an, đại lễ cầu siêu độ chư hương linh anh hùng liệt sĩ, chia sẻ Phật pháp, khơi nguồn cảm hứng giác ngộ vì lợi ích rất nhiều người dân, thiện tri thức và Phật tử. Thông điệp chính Ngài mong muốn chia sẻ trong chuyến thăm Việt Nam lần này là “YÊU THƯƠNG TRONG HÀNH ĐỘNG” vì một thế giới hòa bình, hòa hợp và an lạc.
Các giáo pháp của Đức Pháp Vương được chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ, phát hành rộng khắp trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nhiều kinh sách, tác phẩm của Ngài đã được biên dịch phát hành, trong đó có “Hành trình tâm linh siêu việt”, “Giác ngộ mỗi ngày”, “Bardo - Bí mật Nghệ thuật Sinh tử”, “Mandala, hợp nhất Từ bi Trí tuệ theo quan kiến Kim cương thừa”, “Mật pháp nghi quỹ thực hành thường nhật”, được Drukpa Việt Nam giới thiệu qua Tủ sách Kim Cương thừa tới đông đảo bạn đọc.
Đức Pháp Vương trong một lần đi làm từ thiện
Các hoạt động chính của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Đức Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa trong thời gian thăm Việt Nam:
- Đại Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an, quán đỉnh và tu tập cộng đồng: đại chúng tham dự Pháp hội không chỉ có thắng duyên đón nhận giáo pháp, khẩu truyền, quán đỉnh mà còn thụ nhận phẩm vật gia trì ban phúc hộ thân cùng các phương pháp thực hành Kim Cương thừa dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Pháp Vương, Đức Nhiếp Chính Vương và chư Đại đức Tăng Ni Truyền thừa Drukpa.
- Không gian Mandala nghệ thuật Kim Cương Thừa hoàn hảo, sống động, tràn đầy màu sắc, âm thanh đạo vị: với tôn tượng Phật độc đáo, Mandala đá quý, Đại Bảo tháp Mandala Ngũ Trí, pháp khí linh thiêng, nghi thức lễ nhạc Mật thừa, vũ điệu Kim cương thừa triệu thỉnh Tứ đại Kim cương Hộ pháp Mahakala và các Bản tôn Dakini Hộ pháp.
- Các màn trình diễn văn hóa ấn tượng như: Vũ điệu Mandala Ngũ Trí Phật, Vũ điệu múa rồng Pháp vũ Rồng thiêng, Vũ nhạc kịch Bát nhã Ba la mật, Kim cương Chứng đạo ca, Vũ điệu Liên Hoa Thăng Long trình diễn tại các trụ xứ khác nhau trên hành trình hoằng pháp… không chỉ để lại niềm hỷ lạc an bình mà còn truyền đến nguồn ân phúc gia trì và cảm hứng tâm linh giác ngộ cho đại chúng tham dự.
- Các hoạt động phóng sinh từ thiện sẽ được đưa vào chương trình Pháp hội lần này để đại chúng cùng thực hành hạnh nguyện tình yêu thương và lòng bi mẫn của bậc chân hóa thân Quan Âm.
- Triển lãm ảnh “Yêu thương trong hành động” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (từ ngày 5 đến 9/4) và tại Trụ sở Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Tp Hồ Chí Minh (từ ngày 16 đến 20/4) bao gồm 137 tác phẩm nhiếp ảnh và bộ tranh đá quý về cuộc đời tâm nguyện, các hoạt động thiện hạnh, những thời khắp đẹp và cảm động trên hành trình hoằng dương Phật pháp, triều bái thánh địa, trải rộng tình yêu thương và lòng bi mẫn của Đức Pháp Vương đến với người dân vùng Himalaya và các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tác phẩm do các nhiếp ảnh gia quốc tế và Việt Nam thực hiện, là hoạt động chào mừng chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ năm của Đức Pháp Vương và cũng để tôn vinh thông điệp "Yêu thương trong hành động" của Ngài vì một thế giới hòa bình, hòa hợp, an lạc.
- Tọa đàm giới thiệu sách Giác ngộ mỗi ngày - tác phẩm mới nhất của Đức Pháp Vương với sự tham dự của Hội nhà văn Tp Hồ Chí Minh, các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản… Sự kiện diễn ra vào ngày 16/4 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố HCM.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%