… trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại” (Binh pháp Tôn Tử).
Công Vinh nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí Thái Lan. Ảnh: Kim Ngọc |
Xuyên suốt quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2012, hẳn ĐT Việt Nam phải tường tận ưu nhược điểm của mình. “Chúng tôi vẫn còn một vài vấn đề trong triển khai bóng, tiếp cận cầu môn đối thủ. Nhưng điều này sẽ được giải quyết trên đất Thái. ĐT Việt Nam có thể chưa thắng, nhưng nhất định không để thua bàn và thua trận”, HLV Phan Thanh Hùng từng khẳng định chắc nịch như thế với PV. Và khi các giải đấu như SEA Games hay AFF Cup vẫn chỉ gói gọn ở “ao làng” Đông Nam Á, từ gần 20 năm qua kể từ ngày bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại, không thể nói chúng ta không hiểu gì về đối thủ.
Rất tỉ mỉ, từ nhiều tuần trước khi AFF Cup 2012 khởi tranh, bằng nhiều kênh quan hệ khác nhau, HLV Phan Thanh Hùng đã thu thập được khá đầy đủ băng hình thi đấu của Thái Lan, Philippines (2/3 đối thủ chính của ĐT Việt Nam tại bảng A). “Tôi không ngại Philippines, mặc cho họ có nhiều cầu thủ nhập tịch. Có lẽ Myanmar sẽ đem đến chút bất ngờ. Họ có nền tảng thể lực tuyệt vời, điều này không phải bàn cãi nữa, và ngoài ra, bóng đá Myanmar cũng đã đánh tiếng trở lại từ SEA Games 26 hồi năm ngoái”, ông Hùng cho biết.
Vượt qua vòng bảng, ĐT Việt Nam sẽ có cơ hội gặp lại những Indonesia, Malaysia hay Singapore, đấy cũng đều là những gương mặt quá cũ. Cụ thể, chúng ta vừa mới đánh bại Malaysia ở 2 trận giao hữu gần đây nhất và ít nhất cũng không thua Indonesia với tính chất các trận đấu tương tự, kể từ sau lần làm bại quân tại thánh địa Bung Karno ở trận bán kết SEA Games 26…
Thầy trò HLV Phan Thanh Hùng đang rất sẵn sàng một cuộc trường chinh để đòi lại vương miện đã mất từ cách đây 2 năm. Theo tính toán chủ quan của người trong cuộc, ĐT Việt Nam sẽ chơi được, dù các đối thủ ở bảng A được đánh giá là khá “xương”. Đã chơi được (theo ý mình), thành công tất sẽ đến. Trong rất nhiều những phát biểu của mình, ông Hùng luôn tránh đề cập đến chuyện thành tích. Đấy cũng là một cách để tránh những áp lực không cần thiết. Cầu thủ Việt Nam mình tiếng mạnh mẽ, hùng dũng là thế, nhưng vẫn thường gục ngã bởi áp lực, mà lịch sử không thiếu những viện dẫn.
Từ các kỳ SEA Games, đến AFF Cup và cả một VCK Asian Cup (2007) từng được biết đến như một bước tiến vĩ đại của nền bóng đá xứ sở (lọt vào tới tứ kết), nhưng thường chỉ có chung một đoạn kết: gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường. Duy nhất một giải đấu chúng ta tìm được các kết quả khả quan trên sân khách (thắng cả nhà vô địch Singapore và Thái Lan, tại các trận bán kết lượt về, rồi chung kết lượt đi), để làm nền cho cuộc soán ngôi: AFF Cup 2008, bị cho là quá khiêm nhường suốt chiều dài lịch sử của nền bóng đá được đầu tư tương đối đầy đủ và bài bản.
Thầy trò HLV Phan Thanh Hùng đang gánh trên vai sứ mệnh của cả một nền bóng đá. Để thất bại không phải là mẹ của… thất bại, ĐT Việt Nam cần nhiều hơn sự ủng hộ, cổ vũ!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?