Đây quả là viên ngọc quý của không gian xanh đô thị giữa lòng nước Mỹ...
High Line là một khu vườn - công viên nằm trên một đoạn của đường ray bỏ hoang West Side Line chạy ở phía Tây Manhattan |
Gần 20 năm sau, vào tháng 8/1999, những kiến trúc sư địa phương đầy đam mê Joshua David và Robert Hammond đã tổ chức một cuộc họp để bàn về tương lai của đường ray bỏ hoang này và quyết định "tái chế" nó.
Chỉ trong vòng vài tháng, 2 con người “vô danh” này đã thành lập được một tổ chức từ thiện “Những người bạn của High Line” và đã biến đổi tuyến đường sắt bỏ hoang này thành một "ốc đảo" mới dành cho người đi bộ.
Từ khi mở cửa vào năm 2009, High Line đã trở thành địa điểm du lịch văn hóa được quan tâm thứ 2 của thành phố.
Nó thu hút gần 4 triệu du khách mỗi năm. Địa điểm này nổi tiếng đến nỗi nhiều thành phố lớn khác như London, Chicago, Philadelphia và Rotterdam ở Hà Lan đều đang có ý định phát triển mô hình này.
Đường ray High Line khai trương lần đầu như một đường ray tàu lửa bình thường vào năm 1934. Đường ray này kết nối trực tiếp các nhà máy và các kho chứa hàng, cho phép đoàn tàu có thể vào sâu, ngay trong các tòa nhà.
Sữa, thịt, sản phẩm và những nguyên vật liệu sản xuất nhờ vào đường ray này có thể được vận chuyển và bốc dỡ vào các nhà máy một cách trực tiếp không hề lo ngại đến những ảnh hưởng của giao thông trên đường phố.
Với sự phát triển của ngành vận tải đường bộ giữa các tiểu bang vào những năm 50, đường sắt ngày càng được sử dụng ít đi trên khắp cả nước và cuối cùng bị dừng hẳn và bỏ hoang.
Đến thời điểm cuối những năm 90, tuyến đường sắt này đã bị bao trùm bởi cỏ dại, cây bụi và cây cối lởm chởm,biến thành một “di tích” xấu xí của thành phố đô thị vẫn tiếp tục phát triển. Cuối cùng, thị trưởng thành phố New York - Giuliani đã ra lệnh tuyến đường cần được phá hủy.
Gần một thập kỷ trôi qua sau khi thị trưởng Guiliani cố gắng gỡ bỏ và phá hủy High Line, nó đã biến thành một trong những công trình sáng tạo và hấp dẫn nhất trong không gian công cộng của thành phố New York.
Các cột thép đen từng một thời chống đỡ cho đoạn đường ray cổ giờ đây là chân đỡ cho một công viên nằm trên 7,5m ở trên không.
Điểm hấp dẫn của công viên này bao gồm vẻ đẹp tự nhiên hóa được lấy cảm hứng từ khung cảnh thực của đoạn đường ray bỏ hoang với những loài cây dại, bụi cỏ mọc khắp nơi - một khung cảnh khá lạ mắt của thành phố và con sông Hudson.
Những đoạn đường đi bộ rải sỏi và bê-tông được thay thế các con đường mòn, chúng phồng ra rồi lại co lại, uyển chuyển theo từng đoạn đường ray và chia thành các ngách rõ ràng làm hòa tan phần khung cứng vào trong cơ man cây cối và đường mòn phủ sỏi.
Phần phụ dài ra của đường ray gợi người ta nhớ lại chức năng trước đây của nó. Nhiều phần của đoạn đường ray được tái chế lại thành những bộ ghế chờ với hướng nhìn ra dòng sông.
Hầu hết cây cối ở đây, bao gồm 210 loài là những loài thực vật đồng cỏ gồ ghề, những bụi cỏ, hoa sao và loài hoa cúc Susan và nhiều loài cây bản xứ Mỹ khác.
Đoạn cuối của công viên này là cả một khu rừng hỗn hợp các loài bạch dương, cung cấp những bóng màu lốm đốm cho buổi chiều muộn.
Hiện tại, công viên kéo dài từ đường Gansevoot đến Đường 30th - nơi mà phần đường ray trên không chuyển hướng về phía Tây. Nơi đây vẫn mở cửa hàng ngày từ 7h sáng đến 10h tối. Đây thực sự là một điểm đến không thể bỏ qua nếu bạn đến thăm New York.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?