Cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (DN) viễn thông đứng trước sức ép về tiến trình cổ phần hóa DN viễn thông.
Dù đã “rục rịch” từ lâu nhưng đến nay “câu chuyện” cổ phần hóa mạng di động MobiFone vẫn chưa có “đường nét” rõ ràng |
Cổ phần hóa để cạnh tranh công bằng…
Cách đây ít lâu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son đã ra Chỉ thị về việc triển khai quyết định của Thủ tướng trong Đề án tái cơ cấu DN nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Chỉ thị này khẳng định sẽ cổ phần hóa và thoái vốn đối với các hoạt động thông tin truyền thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường theo các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành, phân định rõ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích.
Các chuyên gia cho rằng, nếu nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các DN viễn thông-CNTT Nhà nước, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới hiện đang muốn đầu tư vào lĩnh vực viễn thông-CNTT tại Việt Nam. Khi đó, chúng ta sẽ thu hút, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, phương thức, kinh nghiệm quản lý tạo tiền đề để thúc đẩy Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT - truyền thông.
… và là mấu chốt của tái cơ cấu
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam?” mới được tổ chức tại Hà Nội, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã bày tỏ quan ngại liệu có thể tồn tại một thị trường cạnh tranh nếu các công ty đều là DN Nhà nước? “Như vậy thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Rõ ràng cấu trúc thị trường viễn thông có vấn đề”, TS.Võ Trí Thành nhận định.
Theo phân tích của TS.Võ Trí Thành, việc cổ phần hóa không phải đơn thuần là chuyện kiếm thêm ít tiền từ nhà đầu tư, mà quan trọng hơn của việc này phù hợp với quan điểm của Đề án tái cấu trúc DN nhà nước là “khi cổ phần hóa thì đối tác chiến lược đem vào kỹ năng quản trị, công nghệ, cách thức dịch vụ mới, tạo tiêu chuẩn để các DN khác phải theo. Đó là cách thức tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường mà số “người chơi” hạn chế”.
Liên quan đến thông tin về đề xuất sáp nhập hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, hiện VNPT đã có đề xuất lên Bộ TT&TT và báo cáo các bộ, ngành liên quan đề nghị cho sáp nhập hai mạng VinaPhone và MobiFone. Bộ TT&TT đang nghiên cứu, phân tích xem việc tách, nhập của hai mạng này tác động thế nào đến toàn bộ thị trường và hiện chưa có quyết định cuối cùng.
Từ nay đến cuối năm, Bộ TT&TT sẽ có kết luận chính thức về việc tách hay nhập hai mạng MobiFone – VinaPhone và sẽ có công bố công khai, minh bạch.
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' hiếm có khó tìm trên thế giới, thu hút tiềm năng khai thác
- 'Đàn ông nghĩ gì khi không đưa tiền cho vợ giữ?', câu trả lời của các ông chồng nhất trí một cách đáng ngạc nhiên
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?