Độ sát thương 'hạng khủng' của những loài côn trùng bé nhỏ
Chủ nhật, 22/03/2015 08:47

Với kích cỡ nhỏ bé nhưng những loài côn trùng này lại mang trong mình vũ khí lợi hại, nọc độc của chúng tác động vào cơ thể tưởng chừng như có 20.000 volt điện được truyền qua cơ thể của bạn.

Ong mồ hôi

độ sát thương của côn trùng

Ong mồ hôi là một loài côn trùng nhỏ xíu, cỡ bằng hạt mè, chủ yếu kiếm ăn trên mồ hôi người, theo đúng nghĩa đen. Khác với đồng loại, ong mồ hồi không làm ra nhiều mật, nhưng hiếm khi đốt người, tuy nhiên một vết chích của nó gần giống như một tia lửa nhỏ trên làn da của bạn. Chỉ số Schmidt đo được mà loài ong này gây ra là 1.0 

Kiến lửa

độ sát thương của côn trùng

Kiến lửa loại rất phổ biến kiến được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, mặc dù nó có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Loài kiến này có màu đồng nâu, phần bụng bóng và sẫm màu hơn. Những con kiến nhỏ nhưng vô cùng hung dữ, một vết đốt của chúng ban đầu chỉ như mụn nhỏ nhọn sau lan dần to rộng khiến cơ thể cảm thấy ngứa, nhức và buốt. Chỉ số  Schmidt của nọc loài kiến này lên tới 1,2.

Kiến Acacia Bullhorn

độ sát thương của côn trùng

Những con kiến Pseudomyrmex ferruginea có một mối quan hệ cộng sinh với cây keo họ bullhorn nên thường được gọi là Kiến Acacia Bullhorn. Cây chính là nơi sinh sống, kiếm ăn, trú ẩn của chúng chính vì thế các động vật ăn cỏ và các động vật khác sẽ phải hứng chịu những vết cắn của chúng khi phá hủy cây. Loài kiến này có màu cam nâu và đôi mắt to, vết chích của chúng tạo nên nỗi đau có thể ví như chúng ta bị ai đó bắn vào má. Chỉ số Schmidt đo nọc của chúng ở mức 1,8.

Ong bắp cày 'hói'

độ sát thương của côn trùng 5

Ong bắp cày hói có những mảng màu trắng hoặc kem ở vùng bụng và phía trước đầu. Không giống một số loài ong hay ong bắp cày khác, nọc độc của ong bắp cày “hói” cho phép chúng có thể sử dụng để tấn công liên tiếp kẻ thù. Nọc độc của nó khiến cơ thể bị thương tổn, sưng tấy trong vòng 24h. Chính vì thế nên nọc độc của nó đánh giá có tính sát thương ở mức độ 2.0.

Ong bắp cày vàng

độ sát thương của côn trùng 4

Điểm khác biệt giữa loài ong và ong bắp cày vàng là  ở chỗ là loài ong bắp cày vàng có 'vòng eo' mỏng và lớp vỏ ngoài màu vàng đặc trưng. Loài ong này thường gấp đôi cánh của nó theo chiều dọc mỗi khi nghỉ ngơi. Chúng có đặc điểm hữu ích là ăn các côn trùng khác, tuy nhiên nếu vô tình bị nó tấn công thì nỗi đau mà bạn phải chịu như là đặt một điếu thuốc đang cháy vào lưỡi của bạn. Chỉ số nọc độc của loài ong bắp cày được đánh giá ở mức 2.0.

Ong mật

độ sát thương của côn trùng

Khi nhắc đến ong mật hầu như mọi người đều nghĩ đến khả năng sản xuất và lưu trữ mật của chúng mà ít biết tới khả năng lợi hại của nó. Ong mật sẽ tấn công những kẻ xâm phạm, đột nhập vào tổ nơi chứa mật của chúng. Mỗi con chỉ có một ngòi nọc chính vì thế khi tấn công kẻ thù, phần ngòi gắn trên thân chúng sẽ găm lại cơ thể kẻ thù. Và nó mất đi một phần hệ tiêu hóa, hệ cơ và các dây thần kinh. Khi bị dính ngòi này khiến kẻ thù đau nhức như bị đốt cháy da. Chỉ số nọc độc của ong mật này là 2.0.

Kiến đỏ

độ sát thương của côn trùng

Có màu đỏ khác biệt so với các loại kiến khác, kiến đỏ còn có đầu gần như vuông với phần thân dài và không có cột sống. Một điều tốt của loài kiến này là chúng chỉ là kẻ tấn công bất đắc dĩ, khi bị loài kiến này đốt, bạn sẽ có cảm giác giống như đang bị khoan vào cơ thể. Chỉ số nọc độc của chúng là 3.0.

Ong bắp cày giấy

độ sát thương của côn trùng

Ong bắp cày giấy hay còn gọi là ong bắp cày ô (dù) có tên khoa học là Polistes, gồm ít nhất khoảng 200 loại khác nhau. Chúng có thân màu nâu sẫm, cánh màu vàng đen. Tên của nó xuất phát từ cách xây tổ là dùng nước bọt để biến các nguyên liệu kiếm được thành một dạng khác giống như giấy và xây giống như một chiếc ô. Không hung dữ như những con ong khác, chúng chỉ tấn công khi phát hiện ra những dấu hiệu bị de dọa. Nọc độc của nó tác dụng vào da như axit hydrochloric và chỉ số mức độc nọc của loài ong này là 3.0.

Ong nhện Tarantula

độ sát thương của côn trùng

Ong nhện Taratula có phần thân màu xanh đen với đôi cánh có màu sặc sỡ, chân dài và móng vuốt nhọn. Chính lợi thế chân dài và vuốt nọn giúp ong nhện Taratula có thể quật ngã đối phương và sử dụng nọc độc tấn công. Cơ thể khi bị loại nọc này đâm vào sẽ có cảm giác như bị sốc điện và đau đớn. Nọc độc của chúng được xếp hạng chỉ số Schmidt là 4.0

Kiến Bullet 

độ sát thương của côn trùng

Kiến Bullet thuộc họ parponera clavata, là loài kiến có nọc độc được mệnh danh gây ra nỗi đau kinh khủng nhất với loài người. Những con kiến màu đỏ đen này đứng đầu trong các loài kiến nguy hiểm nhất. Khi bị đốt, nọc độc của chúng làm nên cơn đau giống như bị bắn một viên đạn và cơn đau có thể kéo dài hơn 24h. Chính vì vậy, chỉ số nọc độc của chúng được đánh giá lên tới  trên 4.0.

Hồng Phú (Theo Giadinhvietnam.com)

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: con trung , do sat thuong cua con trung , do sat thuong , con trung nho