Phí cho việc sử dụng dịch vụ đẻ mướn ở Ấn Độ là 25.000 USD, trong đó người đẻ thuê sẽ kiếm được khoảng 8.000 USD.
![]() |
Dana và Sumanth vui mừng khi bé Ethan chào đời. Ảnh: CBS News |
Dana và Sumanth Chandra nhiều lần cố gắng để sinh con kể từ khi họ kết hôn cách đây 14 năm ở Chicago. Vì thế họ tinh rằng cậu con trai bé nhỏ mới chào đời Ethan là một điều kỳ diệu, bởi các bác sĩ ở Mỹ từng nói rằng Dana sẽ không bao giờ có con.
"Tôi có thể dành cả phần đời còn lại để đứng ở đây", Dana vừa nói vừa ngắm nhìn đứa con bé bỏng.
Cặp đôi cuối cùng hiện thực hóa ước mơ được có một gia đình thực sự bằng việc bay 8.000 dặm về Ấn Độ - quê hương của anh Sumanth.
Bé Ethan được một bà mẹ đẻ thuê sinh ra ở một phòng khám y tế tại trị trấn Anand đầy bụi bặm - trung tâm của ngành công nghiệp đẻ mướn đem lại hàng triệu đôla tại Ấn Độ.
Một phôi thai được tạo ra từ tinh trùng và trứng của vợ chồng nhà Chandra đã được cấy vào một phụ nữ, người đã được trả tiền để mang thai hộ đứa con của họ. Bác sĩ của cặp vợ chồng, bà Nayana Patel, từng giúp cho hơn 200 cặp đôi người Mỹ có con.
"Khi nhìn thấy một cặp vợ chồng vô sinh bạn sẽ biết họ tuyệt vọng và đau khổ thế nào. Ý tôi là dường như không phải họ đang sống mà họ chỉ tồn tại", bác sĩ Patel cho biết.
Sự bùng nổ trong nghề đẻ mướn ở Ấn Độ là không thể kiểm soát được. Một sai sót nhỏ trong phòng khám có thể khiến một cặp vợ chồng lấy nhầm đứa trẻ của người khác. Tuy nhiên phí cho việc sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở đây rất rẻ khi khách hàng chỉ phải bỏ ra 25.000 USD, chưa bằng một phần tư so với những gì các cặp vợ chồng sẽ phải trả tại Mỹ. Những người đẻ thuê kiếm được khoảng 8.000 USD từ việc mang thai hộ.
Meena Parma hiện mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người Mỹ. Ảnh: CBS News
Tại trung tâm y tế của bác sĩ Patel, những người đẻ thuê buộc phải sống trong một nhà trọ để việc mang thai được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt họ không được liên lạc với mọi người trong nhà cho tới khi sinh xong.
Một phụ nữ đẻ thuê tên Meena Parma cho biết cô từng là giúp việc với mức thu nhập 30 USD một tháng. Cô hiện mang thai cho một cặp vợ chồng người Mỹ và cho hay sẽ dùng số tiền kiếm được để trang trải cho việc học của con trai.
Sự liều lĩnh tuyệt vọng của các bà mẹ đẻ thuê đôi khi cũng khiến họ bị tổn thương. Liệu những người đẻ mướn này có được pháp luật bảo vệ và quyền lợi của họ là gì? "Tôi sẽ nói rằng họ có quyền kết thúc việc mang thai hộ bất cứ lúc nào nếu họ cảm thấy không thoải mái, tuy nhiên trong trường hợp đó, họ sẽ phải trả toàn bộ số tiền mà họ được nhận cho cặp vợ chồng đã thuê họ", CBS News dẫn lời bà Patel cho biết.
Trong khi đó, Dana và Sumanth Chandra cũng lo lắng về mối quan hệ không bình đẳng với người đẻ mướn. "Mối quan tâm lớn nhất của tôi là tôi không muốn lợi dụng một người phụ nữ đang rất cần tiền và không có đủ sức khỏe để mang thai hộ", Dana nói. "Bản thân chúng tôi cũng phải đấu tranh và suy nghĩ rất nhiều".
Tuy nhiên những lo lắng đó cũng không thể ngăn cản hàng trăm cặp vợ chồng tìm đến Ấn Độ để tìm người để mướn. Bác sĩ Patel làm ăn phát đạt đến mức hiện bà phải xây dựng thêm một bệnh viện tư mới. Nhưng tại một quốc gia nghèo khổ như Ấn Độ, một số người lo ngại rằng các những người phụ nữ mang thai hộ sẽ sớm bị vắt kiệt sức lực.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Chàng trai 23 tuổi lập kỷ lục, trở thành người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới
-
Thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới cấm xe máy chạy xăng từ năm 2026?
-
Gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao Tử Cấm Thành đã tồn tại 600 năm mà không bị mục nát ?
-
Kho vàng khổng lồ chứa hơn 4.500 tấn vàng, hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, 100 năm chỉ mở cửa 3 lần


-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
Công an cảnh báo: Khi nhận thông báo phạt nguội tuyệt đối không được làm theo yêu cầu này kẻo mất tiền oan
-
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt xa Tổng thống Mỹ Donald Trump, đứng thứ bao nhiêu trên BXH người giàu nhất thế giới?


-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Quy định mới từ 1/7/2025, thay đổi bổ sung đối tượng được hưởng BHYT 100% đi khám chữa không mất bất cứ khoản nào
-
Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè