Bố chồng chỉ mặt tôi nói: “Mày chỉ là đứa đẻ thuê. Đây là cháu dòng họ nhà tao. Mày không lo được thì thôi”.
Tôi luôn cố gắng chăm lo cho gia đình chồng, nhưng dường như mọi việc tôi làm đều vô nghĩa |
Tôi từng nghĩ chỉ cần tình yêu thì mọi sóng gió sẽ qua hết. Dẫu dữ dội, nhưng sớm đến và mau đi. Ai dè, tôi gặp phải ông bố chồng hắc ám. Ông chẳng coi tôi là dâu con trong nhà. Trong mắt ông, tôi chỉ là cái máy đẻ không hơn không kém.
Tôi và anh Thanh yêu nhau từ hồi học phổ thông. Tình yêu của chúng tôi trong sáng và bền chặt. Tôi lấy được tấm bằng cử nhân đại học và làm quản lý nhân sự một công ty kinh doanh máy văn phòng. Thanh ham chơi nên thi đại học mãi tới năm thứ 3 mới đỗ.
Gia đình anh đã đổ lỗi cho tôi vì không biết bảo ban bạn trai học hành. Họ còn chê tôi bị ho mãn tính. Mỗi năm vào mùa đông, tôi lại bị đợt ho mãn tính kéo dài tầm 1 tháng mới khỏi.
Vì tình yêu chân thành, tôi và Thanh đã “vượt rào” với nhau. Lúc đó, Thanh vẫn đang học năm thứ 3 đại học. Dù bị gia đình phản đối và “mấy cậu bạn vàng” trêu đùa, song anh vẫn nhất quyết cưới tôi. Anh nói “bỏ một mạng người thất đức lắm”. Tôi đã cầm bó hoa che bụng trong mọi tấm ảnh cưới. Tôi rất hạnh phúc với chồng và con mình.
Nhưng sóng gió gia đình của vợ chồng tôi chính là bố chồng. Ông làm công chức ngành tòa án. Con người ông có 2 mặt đối lập rõ rệt. Lúc bố chồng tốt thì khiến người ta phải cảm động. Còn khi ông nổi cơn khùng lên thì trái khoáy vô cùng.
Ngày trước, ông đã dọa đuổi Thanh ra khỏi nhà nếu nhất định cưới tôi. Thế mà lúc tôi sinh cậu con trai đầu lòng, ông đã lệnh cho cả gia đình phải chăm cháu. Đến nỗi, ngoài lúc cho con bú ra, tôi chẳng được lúc nào bế con.
Bố chồng nghiễm nhiên cho đó là “quyền lợi của ông bà nội, chưa đến lượt bố mẹ được hưởng”. Con trai tôi chỉ mới bị sổ mũi, trong khi tôi còn đang nghe ngóng thuốc thang thì ông nội đã chuẩn bị đồ đạc lỉnh kỉnh gọi taxi đưa cháu vào viện khám.
Công việc của tôi ở cơ quan ngày càng bận bịu. Mẹ chồng tôi thương con dâu làm việc quá sức. Bà nhàn rỗi nên ở nhà nên lau dọn nhà cửa và nấu cơm giúp tôi. Bố chồng tôi quát: “Đó là việc của nó. Làm ngày không xong thì thức đêm mà làm”. Tôi ức lắm, nhưng đành nhịn cho êm cửa êm nhà.
Mỗi sáng, tôi dậy từ 5 sáng để đi chợ và nấu ăn sáng cho cả nhà. Tôi còn luôn pha trà để bố chồng uống sau bữa sáng. Thế nhưng ông luôn tìm cớ nói món tôi nấu ăn không ngon, trà pha hôm đặc hôm nhạt. Mặc dù, ai cũng phải ca ngợi về tài nấu nướng của tôi.
Sóng gió thật sự trào dâng khi chồng tôi sa chân vào ham mê cá độ. Chồng đã 3 lần mang xe máy của tôi đi cắm để lấy tiền lao vào các cuộc chơi. Lần nào anh cũng bị thua mấy trăm triệu đồng. Bố chồng đã đi vay nặng lãi để trả nợ cho con trai.
Ông bực dọc với con dâu: “Chỉ tại mày không biết đường cư xử nên mới khiến con trai tao cờ bạc, gái gú. Mày về nhà ngoại mà xin tiền trả cho chồng đi”. Tôi nuốt nghẹn nhờ mẹ đẻ bán một nửa mảnh đất vườn của gia đình cho để trả nợ cho chồng.
Kinh tế của vợ chồng tôi ngày càng kiệt quệ vì chồng tôi “phá” quá. Khi con tôi bị sốt tới 40 độ phải đi viện cấp cứu trong túi tôi chỉ còn vài chục nghìn đồng.
Tôi hỏi vay bố chồng. Ông bảo: “Tao đang thua lô, lấy đâu ra tiền”. Tôi thần mặt bế tắc. Bố chồng chỉ mặt tôi nói: “Mày chỉ là đứa đẻ thuê. Đây là cháu dòng họ nhà tao. Mày không lo được thì thôi”. Thương con, tôi phải chạy đi vay mượn hàng xóm lo thuốc thang cho con.
Tới lúc sinh nhật tròn 2 tuổi của con trai, tôi định làm tiệc ngọt bởi thu nhập của vợ chồng tôi rơi vào tình trạng chi đã vượt thu. Bố chồng bảo phải làm tiệc mặn mới hoành tráng.
Tôi lấy lý do mẹ chồng mới về quê chơi chưa ra nên không có người làm giúp. Ông thay đổi sắc mặt chửi tôi: “Mất nết, láo toét, không biết chăm lo cho con”. Tôi đành gọi cho em gái mượn tiền để làm tiệc mặn mừng sinh nhật cháu.
Đến lúc mời khách, bố chồng tôi chỉ thị: “Nhà này chỉ có em cô. Còn nhà ngoại chỉ là đồ rơi vãi, không được ngồi cùng mâm dự sinh nhật cháu”. Tôi đã mượn lý do nhà chỉ làm một mâm trong gia đình nên không tiện mời nhà ngoại để chữa thẹn.
Tính tình sáng nắng chiều mưa của bố chồng tôi chẳng ai ưa nổi. Đến nỗi mẹ chồng tôi cũng phải dọn sang ở cùng con gái, con rể. Ông chuyên vòi tiền của con gái và con rể để đi chơi lô đề. Cậu em rể chán bố vợ quá nên chỉ về thăm ông vào đúng mấy ngày Tết. Mặc dù nhà cậu ấy và nhà tôi chỉ cách nhau có 100 mét.
Đêm hôm kia, con tôi được ông nội chiều nên quấy khóc đòi lên ngủ với ông. Cháu cứ ngồi nghịch ngợm gần như cả đêm không chịu ngủ. Gần 4 giờ sáng, tôi chạy lên phòng ông để bế cháu xuống cho ông nghỉ. Ông nói: “Cháu tao, tao chăm”.
Tôi xách làn đi chợ mua nhiều đồ ngon để tẩm bổ cho ông sau đêm thức chơi với cháu. Vừa về đến đầu ngõ, tôi đã thấy chồng và con tôi đứng cạnh vali quần áo. Con tôi khóc thé lên. Còn chồng tôi buồn rầu nói: “Bố đuổi bố con anh ra khỏi nhà vì không biết thương ông để thằng bé quấy cả đêm khiến ông không ngủ được”.
Tôi đã thuê một phòng trọ để gia đình ở tạm. Từ ngày về làm dâu, tôi đã làm trọn trách nhiệm với gia đình nhà chồng. Bố chồng đã có tuổi. Dù rất muốn làm tròn hiếu thuận nhưng tôi cũng rất giận ông. Cứ trái tính trở trời như vậy, bố sẽ phải sống trong tuổi già cô đơn.
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%