Đó là cuộc đối đầu giữa hai nhà cầm quân có chênh lệch lớn về tuổi đời, nhưng đều đã đi qua trải nghiệm làm người “chữa cháy”.
|
Và việc chưa chính thức thoát khỏi cái vỏ một HLV tạm quyền hóa ra lại là lợi thế cho HLV Roberto Di Matteo, trong cuộc đấu trí với một nhà cầm quân đáng tuổi cha chú của anh: HLV Kenny Dalglish.
Tháng Một năm ngoái, ông Kenny Dalglish được mời về làm người “chữa cháy” cho một Liverpool hết sức hỗn độn sau khi HLV Roy Hodgson bị sa thải. Đội áo đỏ thua liên tiếp hai trận đầu tiên, trước Manchester United ở FA Cup và Blackpool ở Premier League. Nhưng sau đó, Liverpool bất ngờ hồi sinh, chơi khá thành công từ đó cho đến cuối mùa, và còn khiến các CĐV của họ sướng phát điên vì những thắng lợi lớn trước M.U (3-1) và Manchester City (3-0).
HLV Kenny Dalglish (Ảnh: Getty)
Ngày 12/5 năm ngoái, ông Dalglish chính thức ký vào bản hợp đồng gắn bó với Liverpool đến 2014. Và đúng 2 ngày sau, Liverpool thua Tottenham Hotspur 0-2 ngay trên sân nhà, rồi thúc thủ 0-1 trước Aston Villa ở vòng cuối cùng. Chữ ký khẳng định rằng ông Dalglish không còn là một người “chữa cháy” nữa đã phản tác dụng: Nếu có 6 điểm từ hai trận ấy, hoặc thậm chí là 4 điểm thôi, đội áo đỏ đã được dự Cúp châu Âu mùa này.
Sự trầy trật của Liverpool ở mùa bóng này cho thấy rằng việc vứt chiếc vòi cứu hỏa sang một bên và chính thức ngồi lên chiếc ghế nóng là hai thế giới khác nhau, cho dù người trải nghiệm khác biệt ấy là một huyền thoại của đội áo đỏ, và cũng được coi là một trong những nhà cầm quân giỏi bậc nhất trong lịch sử đội bóng này, như ông Dalglish.
HLV Roberto Di Matteo đang đi trên đúng con đường của ông Dalglish mùa bóng trước: Tiếp quản một đội bóng tan rã sau thời Andre Villas-Boas, rồi không những làm cho cỗ máy ấy đi đứng được, ông còn giúp nó leo núi một cách nhanh nhẹn, và thậm chí là đã đứng trước những đỉnh vinh quang. Tính ngắn hạn của một hợp đồng hóa ra cũng có tác dụng thúc đẩy tốt: HLV gần như không phải chịu áp lực thành công, và cũng không phải cố đặt một dấu ấn thực sự nào về chuyên môn cho đội bóng (những HLV có cái tôi lớn hay làm thế để xây dựng một đội bóng có bản sắc về lâu dài.
HLV Di Matteo (Ảnh: Getty)
Tất cả những gì Di Matteo phải làm là bằng mọi giá giành giật chiến thắng, điểm số, thậm chí là “nhường” cho học trò đứng ra đường piste hò hét. Ông không cần phải áp đặt cái tôi lên đội bóng, không phải chịu những sức ép về sự tôn trọng thực sự của các cầu thủ, số tiền lương khổng lồ trong bản hợp đồng dài hạn, và tình trạng thảm hại của đội bóng được một HLV tạm quyền tiếp quản đã giải phóng rất nhiều áp lực dồn lên vai ông.
Ông Dalglish đang phải đối mặt với tất cả những vấn đề ấy khi chính thức ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng của Liverpool, và chúng thậm chí có thể đánh bật yếu tố kinh nghiệm và danh tiếng của nhà cầm quân này (nên nhớ là ông đã từng rất thành công khi dẫn dắt Liverpool vào thập niên 80 thế kỷ trước). Áp lực trong bóng đá hiện đại là rất kinh khủng, và một HLV tạm quyền hóa ra lại có một tấm khiên hoàn hảo để che chắn cho những người “cứu hỏa” tập trung làm việc.
Ông Di Matteo có thể giành chiếc Cúp đầu tiên dưới triều đại “tạm bợ” của mình nhờ lợi thế ấy, nhưng ngay cả như thế, thì số phận Chelsea cũng không được đảm bảo, không khác những gì đang diễn ra ở Liverpool, sau khi Dalglish phải cởi bỏ bộ đồ lính cứu hỏa.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?