Theo đại diện Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa - TT&DL đã được Thành phố giao nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ công nhận cá thể rùa Hồ Gươm là Bảo vật quốc gia.
"Cụ" rùa Hồ Gươm được đưa lên chữa trị hồi tháng 5/2011. |
Ngày 31/1, PGS.TS. Hà Đình Đức đã đề nghị với lãnh đạo TP. Hà Nội cần khẩn trương xem xét trình lên Chính phủ để nghiên cứu, phê duyệt việc công nhận cá thể rùa Hồ Gươm (còn sống), tiêu bản rùa Hồ Gươm còn lưu tại đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa Hồ Gươm còn lưu trong bảo tàng Hà Nội làm Bảo vật quốc gia.
Ông Đức cho rằng, những năm qua đã có nhiều hiện vật lưu giữ trong các bảo tàng ở nhiều địa phương cả nước được công nhận là Bảo vật quốc gia, do vậy việc đưa rùa Hồ Gươm vào danh sách Bảo vật quốc gia là cần thiết.
Nói về đề xuất này, chiều 26/2, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: Hà Nội đã giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch nghiên cứu đề xuất này. Giờ cũng chưa thể nói được gì vì nó còn liên quan tới nhiều vấn đề.
Về việc có đồng tình với đề xuất của PGS. Hà Đình Đức không, ông Long nói, giao cho ngành văn hóa nghiên cứu, nhưng đồng ý hay không thì chưa trả lời được. Ngành văn hóa nghiên cứu có đề xuất mới xem xét.
“Vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm trước, vấn đề là đưa vào làm Bảo vật quốc gia phải dựa theo tiêu chí theo Luật di sản. Cách đây khoảng chục năm, Thành phố cũng đã cung cấp kinh phí cho PGS. Hà Đình Đức nghiên cứu, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả”, ông Long cho biết thêm.
Cũng theo ông Long, câu chuyện về rùa Hồ Gươm đã là di sản văn hóa phi vật thể rồi, nhưng đây là câu chuyện truyền thuyết, tâm linh, không phải hiện vật cụ thể. Ngay cả cá thể rùa còn sống hoặc tiêu bản, giờ xác định tiêu chí như thế nào cũng là vấn đề.
“Giờ đang giao cho Sở văn hóa nghiên cứu đề xuất đó. Còn thời gian nghiên cứu tôi cũng chưa nắm được”, ông Long cho biết thêm.
Theo Điều 41a, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây: Là hiện vật gốc độc bản; hiện vật có hình thức độc đáo; hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên. |
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?