Theo các nhà khoa học ở Anh,việc thường xuyên mơ thấy ác mộng là dấu hiệu cảnh báo sớm về rối loạn trong tâm lý ở trẻ em.
![]() |
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc thường xuyên gặp ác mộng lúc nhỏ tuổi là dấu hiệu sớm của việc rối loạn tâm lý sau này. |
Nghiên cứu cho thấy rằng, việc gặp ác mộng xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ, nhưng mà thường xuyên gặp ác mộng thì lại là dấu hiệu nghiêm trọng của sức khoẻ. Ví dụ như la hét khi ngủ, bị thương ở tay chân khi ngủ là những dấu hiệu cực kì nguy hiểm.
Tổ chức YoungMinds cho biết đây là một nghiên cứu quan trọng giúp mọi người có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần.
Gần 6.800 trẻ em được theo dõi cho đến 12 tuổi. Các bậc cha mẹ thường xuyên được hỏi về những dấu hiệu bất thường khi ngủ ở trẻ và vào cuối chương trình nghiên cứu, các bạn trẻ được kiểm tra về các hiện tượng ảo giác, ảo tưởng gặp trong giấc ngủ. Kết quả cho thấy phần lớn trẻ gặp ác mộng nhưng 37% trong số đó, cha mẹ trẻ cho biết cơn ác mộng ấy lặp đi lặp lại trong nhiều năm liên tiếp. Cứ 10 trẻ độ tuổi từ 3 -5 tuổi lại có 1 trẻ gặp những nỗi sợ hãi vào ban đêm.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Warwick cho biết, việc gặp ác mộng và sợ hãi kéo dài có liên quan đến nguy cơ trong các vấn đề sức khỏe về mặt tâm lý. Khoảng 47 trẻ trong 1000 trẻ em đã từng trải nghiệm một số dạng tâm lý bất ổn. Tuy nhiên, những trẻ gặp ác mộng vào tuổi 12 thì có khả năng bị bệnh gấp 3.5 lần những trẻ khác, và thậm chí còn bị "nặng" hơn.
Một giả thuyết khác cho rằng, trẻ bị bắt nạt hoặc chịu những chấn thương tâm lý khác là nguyên nhân của 2 triệu chứng trên. Cũng có thể là do dây thần kinh trong bộ não của trẻ em là ranh giới của thực - ảo, ngủ- tỉnh táo có ít sự khác biệt. Điêu đó có nghĩa là điều trị các vấn đề về giấc ngủ có thể không ngăn chặn được chấn thương về tâm lý. Tuy nhiên, những cơn ác mộng có thể đuoc xem là các dấu hiệu cảnh báo sớm về tương lai, nghiêm trọng nhất là vấn đề sức khỏe.
Giáo sư Wolke cho biết, một giấc ngủ đều đặn và hợp lý là chìa khóa hoá giải những cơn ác mộng. "Vệ sinh" giấc ngủ là rất quan trọng, trẻ em cần có giấc ngủ thường xuyên hơn, tránh xem phim, sử dụng máy tính trước khi ngủ”. Việc sợ hãi khi ngủ có thể biến mất nhanh chóng khi trẻ nhỏ được đánh thức giữa chừng.
Nhấn mạnh sự quan trọng của vấn đề này, Lucie Russell, giám đốc chiến dịch tại YoungMinds cho biết: “Từ lâu chúng ta làm mọi cách để thúc đẩy, xác định sớm các dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần. Vì thế nghiên cứu mang ý nghĩa hết sức quan trong và giúp hàng ngàn trẻ em có thể chữa khỏi bệnh. Can thiệp sớm là rất hữu ích cho trẻ em và ngăn chặn bệnh trước khi quá muộn khi trưởng thành”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
Nghiên cứu của Đại học New York: Ở hai độ tuổi này, não sẽ lão hóa 'như vực thẳm', vì vậy hãy can thiệp càng sớm càng tốt
-
Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là bao lâu? Bác sĩ: khoảng thời gian này là tốt nhất
-
Không phải ung thư phổi, đây mới là loại bệnh ung thư có số ca mắc cao nhất Việt Nam
-
Ăn nhiều 4 loại cá này sớm muộn gì cũng ung thư




-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025