Tết Nguyên đán năm nay, chị em công sở, văn phòng chỉ được nghỉ trước hai ngày. Nhưng nhiều osin thì đã nghỉ Tết sớm hơn rất nhiều. Việc này khiến nhiều chị em lao đao vì phải tất bật xoay xở việc nhà, việc cơ quan.
|
Thở không ra hơi
Hai ngày nay, ngày nào chị Liên (công ty cổ phần đầu tư X) cũng đến văn phòng trong tình trạng “thở không ra hơi”, tóc tai bù xù vì gió, khác hoàn toàn với ‘hình tượng’ của chị thường ngày. Sống cùng bố mẹ chồng, đã có hai con nhỏ, nhưng lúc nào chị Liên cũng rảnh rang nhàn rỗi. Lý do là nhà chị lúc nào cũng có hai osin ‘túc trực’.
Một osin chuyên lo việc ăn uống, chăm sóc cho ông bà nội. Một osin khác thì lo chuyện đưa hai đứa nhỏ đi học và cơm nước cho cả nhà. Chị Liên chỉ việc đi làm, "chăm sóc" ngoại hình, về nhà chơi với con một chút rồi nghỉ ngơi. Đi làm, bữa ăn trưa cũng được người giúp việc chuẩn bị sẵn, chỉ việc cho lò vi sóng lại rồi ăn. Đang sung sướng là thế, thành ra, giờ đây chị Liên tỏ ra vô cùng mệt mỏi:
“Không mệt làm sao được khi giờ sáng phải dậy sớm đi mua đồ ăn sáng cho ông bà cụ, cho hai đứa nhỏ ăn rồi đưa đi lớp. Chồng phụ trách một đứa lớn, chị đưa thằng cu nhỏ đi cô. Nghe thì cũng không có gì nhưng mà lúc làm thì như đánh trận. Bọn trẻ con quen với người giúp việc rồi, mình cho ăn đâm lại khó. Rồi đến lớp nó còn mè nheo, khóc lóc, bám đuôi mẹ đủ kiểu, rõ mệt. Biết thế này không cả nể cho osin về quên ăn Tết sớm là xong. Cứ nghĩ là mình sẽ lo được, ai ngờ…”.
Osin về quê ăn Tết khiến dân công sở vất vả.
Tương tự như chị Liên, đã ba ngày nay, ngày nào chị Hồng (nhân viên kế toán) cũng đi làm muộn. Hai ngày đầu, sếp rất bực mình vì cuối năm nhiều việc. Nhưng sau hiểu lý do thì sếp cũng đành thông cảm. Chị Hồng thở dài:
“Osin nhà mình nằng nặc đòi về quê sớm để cúng ông Công, ông Táo, rồi còn lo sắm sắm Tết cho gia đình. Nịnh nọt đủ kiểu, hứa thưởng này kia mà em ấy cứ khăng khăng đòi về vì đây là cái tết đầu tiên xa nhà. Thôi thì nghĩ cũng thương vì em ấy còn ít tuổi quá. Chỉ có điều, thương người thì hại mình. Giờ ngày nào cũng xoay như chong chóng với bao việc: chồng con, cơm nước, chợ búa, cơ quan. Trưa chả được nghỉ lại phải tranh thủ làm để xong việc sớm, chiều còn đón con”.
Đem con đi gửi hoặc tìm giúp việc theo giờ
Khi osin thường xuyên nghỉ làm, nhiều chị em đã tìm đến người giúp việc theo giờ. Nhưng đa số đều nhận được những cái lắc đầu. Lý do là những giúp việc này hầu như đã kín lịch và không thể nhận thêm việc được nữa. Chị Bình (Hoàng Mai – Hà Nội) là người may mắn khi thuê được giúp việc 2 tiếng một ngày, nhưng cũng chỉ đủ bớt được cho mình công việc đi chợ, sơ chế thức ăn. Còn con cái chị vẫn phải tự mình lo toan hết.
Chủ nhật vừa rồi, hai vợ chồng chị Mai Anh (Ba Đình – Hà Nội) đưa cô con gái nhỏ về quê chơi tiện gửi con đến tết luôn. Chị Mai Anh chia sẻ: “Giúp việc nhà mình xin nghỉ để về quê. Chồng thì bận, có mỗi mình không xoay được nên đành đem con về gửi. Kể cũng nhớ con lắm, lại thêm chuyện ông bà ngoại cũng có tuổi rồi nhưng không biết làm sao. Trên này vẫn còn phải lo cho thằng lớn nữa. Nó còn đi học nên không gửi về quê được. Giúp việc đã thống nhất là 28 âm sẽ về vậy mà mới 18 âm lịch đã trốn về rồi. Gọi điện thì bảo “em thông cảm cho chị, quê chị xa, tết sợ không bắt được xe”. Toàn lý do lý trấu, chồng mình đã nói rõ nếu không có xe, sẽ mượn ô tô đưa về mà cơ mà”.
Thuận lợi hơn chị Mai Anh, chị Hạnh Dung (Đống Đa – Hà Nội) có bố mẹ chồng ở khá gần nhà. Tuy vậy, khi giúp việc về quê nghỉ chị vẫn vất vả vì sáng nào cũng phải lo ăn uống cho hai đứa nhỏ, rồi đưa một đứa đi học, một đứa đưa sang gửi bà nội. Chị cho biết: “Bà cũng chỉ trông giùm cháu thôi. Còn đồ ăn, sữa, hoa quả của cháu mình phải chuẩn bị trước hết và dặn dò bà. Bà chỉ việc đến bữa hâm nóng lên cho cháu ăn thôi”.
Tranh thủ sắm Tết online
Nghỉ Tết muộn, lại bận bịu việc nhà, dường như với nhiều chị em việc sắm tết là hoàn toàn không khả thi. Rất nhiều người lựa chọn cách tranh thủ tìm hiểu thông tin trên mạng và đặt mua. Chấp nhận mất thêm chi phí chuyển hàng và có thể đắt hơn, nhưng bù lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Chị Quỳnh Chi (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Từ bánh kẹo, đồ ăn thức uống, đến cả hoa trưng Tết mình cũng đặt trên mạng hết rồi. Cũng lựa chọn những nơi bán có uy tín để đặt. 28 âm lịch mới được nghỉ, lại còn phải lo dọn dẹp nhà cửa, trông hai đứa con thì làm sao mà kịp sắm tết. Giờ mới thấy giá trị của osin”.
Chị Thanh Hằng (Tây Hồ - Hà Nội) thì cho biết: “Cũng may, không có osin đã có mạng, chứ không chả biết lo Tết thế nào. Nói ra thì xấu hổ chứ từ ngày đi lấy chồng đến giờ, chưa bao giờ nhà mình không có giúp việc vào dịp tết như năm nay. Thành ra mình cứ lúng ta lúng túng. May mà còn mua bán được trên mạng, tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và công sức”.
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước