Để thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam có thể “bật dậy”, cần có giải pháp đồng bộ từ hệ thống quy định pháp lý đến dòng tiền, nhất là dòng tiền trung và dài hạn…
|
Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam với PV Laodong.com.vn xung quanh những nhận định cũng như giải pháp để thị trường BĐS năm 2012 có thể phát triển.
Ông Tuấn cho biết: Với diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài đang khó khăn thì thị trường BĐS nước ta cũng gặp khó khăn nhất định.
Đối với thị trường Việt Nam, vấn đề kiềm chế lạm phát và lãi suất tín dụng cao là điểm nhấn chính và cũng là những vấn đề khó khăn chính của nền kinh tế 2011, chính 2 điểm này cũng là những yếu tố quan trọng của BĐS nên BĐS vẫn khó khăn trong 2011. Do đó, tất cả những chủ thể tham gia thị trường BĐS đều có nhiều sự điều chỉnh từ người bán, người mua, người cho thuê, người thuê… thậm chí cả hệ thống chính sách của Nhà nước cũng có sự điều chỉnh. Ví như vấn đề thắt chặt đối với tín dụng BĐS nhưng đến cuối năm đã có sự nới lỏng một phần đối với một số nhóm trong BĐS.
Bức tranh chung của BĐS là sự khó khăn đến từ 2 phía: khó khăn từ chủ đầu tư và cả người mua trong việc tiếp cận vốn, nhưng người mua lại có tâm lý chờ đợi để giá tiếp tục giảm xuống, tâm lý này tạo sức ép lớn đối với chủ đầu tư vì càng chờ đợi thì chủ đầu tư càng phải trả nhiều lãi suất.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, bức tranh BĐS sẽ có gam màu sáng vào cuối năm 2012.
Ông có nhìn nhận như thế nào về triển vọng phát triển BĐS trong năm 2012?
Cuối năm 2011, lượng kiều hối chuyển về vẫn ở mức như hàng năm, cam kết vốn ODA của quốc tế đối với Việt Nam gần như không thay đổi, Chính phủ cũng đã đưa ra những nghị quyết mạnh mẽ, đặc biệt nhìn thẳng vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, 3 điểm nhấn chính: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu tài chính – ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại và cải tổ lại cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Khi chúng ta đã nhìn nhận tất cả những bất cập của nền kinh tế và đã có những chiến lược, giải pháp tôi nghĩ rằng sẽ tạo tiền lệ tốt cho năm tới cũng như tạo niềm tin cho những nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam, khi nhà đầu tư có niềm tin thì họ sẽ tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực BĐS.
Tất cả sự cộng hưởng của những yếu tố này sẽ tạo ra được bức tranh sáng sủa, nhất là những tháng cuối năm 2012.
Vậy theo ông, cần có cú huých nào để bật dậy thị trường BĐS Việt Nam?
Theo tôi, cần có giải pháp đồng bộ chứ không thể đơn lẻ. Đồng bộ về hệ thống quy định pháp lý, dòng tiền. Hiện mới chỉ có dòng tiền chủ yếu từ ngân hàng , tức là vốn ngắn hạn mà cần có dòng tiền trung và dài hạn bao gồm các loại quỹ như quỹ tín thác BĐS, quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở… để tham gia thị trường.
Để phát triển nguồn vốn trung và dài hạn, cần có hệ thống quy định pháp lý chặt chẽ, hiện các cơ quan chức năng đang chuẩn bị lấy ý kiến và dự thảo quy định pháp lý liên quan đến những vấn đề này.
Khi có quy định pháp lý chặt chẽ, thị trường phát triển tốt thì việc thu hút vốn nhàn rỗi của người dân đối với vốn trung và dài hạn rất tốt. Như thế, với những người dân có nguồn vốn nhỏ vẫn có thể tham gia thị trường BĐS.
Trong các phân khúc BĐS, theo ông phân khúc nào sẽ phù hợp với đa số người dân trong năm 2012?
Với thu nhập khoảng 2.000 USD/người/năm ở Hà Nội thì phân khúc hạng trung sẽ là phân khúc phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng hơn và cũng là phân khúc quan trọng trong năm 2012.
Với những chủ đầu tư đã đưa ra những sản phẩm BĐS cao cấp cần có nhìn nhận, điều chỉnh để những người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận những sản phẩm này có thể bằng cách giảm giá, thiết kế căn hộ có diện tích nhỏ để tổng giá trị thanh toán nhỏ đi… như thế chủ đầu tư sẽ tiếp cận được khách hàng dễ hơn.
Thông thường lượng kiều hối cuối năm sẽ về Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về tác động của nguồn kiều hối vào thị trường BĐS nước ta?
Kiều hối có tác động quan trọng và kích thích người mua. Thị trường BĐS chia làm nhiều phân khúc: sản phẩm cao cấp, trung cấp và bình dân. Gần đây, sản phẩm cao cấp có dấu hiệu chững lại so với nguồn cung lớn, người mua lại có tâm lý chờ dự án gần kết thúc mới mua. Thị trường hạng trung và bình dân vẫn còn mệt mỏi, mảng thị trường này lượng kiều hối cũng có tác động nhưng ít hơn so với các sản phẩm cao cấp. Do đó, các BĐS hạng trung và bình dân cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ chính sách và thị trường.
Tôi tin rằng, với những chính sách của Nhà nước phân khúc thị trường hạng trung và bình dân sẽ có thể ấm lên. Kiều hối là động lực tốt cho thị trường nhưng khả năng nguồn vốn này sẽ đi vào phân khúc cao cấp nhiều hơn.
Xin cảm ơn ông!
- NSND Công Lý thay đổi điều gì sau bạo bệnh?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Bí ẩn bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con, đuổi họ đi ngay khi mang bầu
- Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa đắt nhất Việt Nam: Chạm trổ linh vật công phu, làm từ loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 100 tỷ đồng
- Sao nữ dám tát Hoài Linh giàu và quyền lực cỡ nào?
- Chế độ BHXH có nhiều thay đổi từ 2025: Chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ ở nhà cũng được hưởng chế độ thai sản
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị