Câu chuyện hậu trường về những cuộc thi nhan sắc 'ao làng' hay những danh xưng Hoa hậu, Nữ hoàng đang bị lạm dụng đến mức rẻ tiền
Hậu trường nực cười của các cuộc thi nhan sắc 'ao làng' |
Những chuyện 'nực cười' từ các cuộc thi 'ao làng'
Là 'bà bầu' nổi tiếng ở đất Hà Thành, siêu mẫu Hạ Vy từ nhiều năm nay không chỉ đào tạo, hướng dẫn các học trò tham dự các cuộc thi nhan sắc, người mẫu mà bản thân còn liên tục nhận được những lời mời tham gia giám khảo các cuộc thi nhan sắc lớn, nhỏ.
Theo tiết lộ của siêu mẫu Hạ Vy, năm ngoái cô và chuyên gia trang điểm Kenny Thái được mời tham gia chấm một cuộc thi liên quan đến người mẫu. Vì bận nên không thời gian tìm hiểu kỹ càng và khi đến mới ngã ngửa ra vì cuộc thi không bằng một show diễn.
Siêu mẫu Hạ Vy.
'Sân khấu cuộc thi dựng tạm bợ, ánh sáng tối, âm thanh cũng rất tệ. MC thì như trò hề trên sân khấu vậy. Ngay khi đến phần công bố kết quả thì tôi không thấy BTC mời giám khảo vào họp bàn lại kết quả nên cùng chuyên gia trang điểm Kenny Thái bỏ đi về' - Hạ Vy tâm sự.
Cũng theo siêu mẫu, khán giả rất ngạc nhiên khi thấy cuộc thi chưa công bố giải mà ban giám khảo bỏ về hết. Cũng theo tìm hiểu của cô, cuộc thi này tiếng là người đoạt giải nhất sẽ nhận 80 triệu tiền mặt nhưng thực tế cái mà họ nhận được chỉ là biển hiệu và danh hiệu chứ số tiền thật thuộc về ban tổ chức.
Hạ Vy cũng tiết lộ hình thức tài trợ trang phục của các nhà thiết kế trong các cuộc thi sắc đẹp cũng chỉ là cho mượn mặc xong phải trả lại. Vì thế, xảy ra tình trạng, có những chiếc áo dài, dạ hội xuất hiện ở nhiều cuộc thi chỉ có điều người mặc khác nhau.
Có hay không việc mua bán giải thưởng?
Nữ ca sĩ đứng tuổi H không giấu khi kể rằng chị đã phải ngậm đắng nuốt cay khi bị một đơn vị tổ chức 'lừa' mời tham gia chấm một cuộc thi nhan sắc diễn ra trong năm 2014 tại Hà Nội 'Các màn thi áo tắm, dạ hội, BTC đều có người thu phiếu chấm nhưng đến màn ứng xử thì họ lờ đi.Khi công bố kết quả, tôi mới thực sự biết mình đã bị lợi dụng, lừa gạt. Tôi coi sự việc này là bài học xương máu cho mình. Đến giờ, tôi vẫn giữ tờ giấy bảng điểm chấm trong nhà mình coi đó là vật chứng để mình phải rút kinh nghiệm trong việc nhận lời làm một công việc vốn không phải là sở trường của mình' - ca sĩ H tâm sự.
Nhà báo M.C viết mảng văn hóa cũng chia sẻ, cách đây chưa lâu anh được một người bạn ở TP.HCM gọi điện nhờ vả đến tác nghiệp tại một cuộc thi nhan sắc được tổ chức tại Hà Nội với lời nhắn: 'Có một em người đẹp đã được nhắm đoạt giải phụ, cậu đi chụp ảnh đăng báo giúp mình'.
Thoạt nhiên anh tưởng bạn mình đùa và vì công chuyện cá nhân đột xuất nên không đến dự đêm chung kết. Tuy nhiên, sau cuộc thi khi có một vài lùm xùm không hay diễn ra ở cuộc thi, lên báo đọc anh mới mới té ngửa là bạn mình không hề xạo, cô gái đó quả là được giải như đã nói trước. Chính nhà báo cũng nghe người bạn kể chi tiết về việc mua bán giải thưởng ra sao ở cuộc thi này.
Sự ám ảnh về những chiếc vương miện, danh hiệu
Dư luận hai hôm nay xôn xao về cuộc thi Nữ hoàng nhan sắc Việt Nam 2014 khi có một thí sinh ném bỏ danh hiệu giải phụ vào thùng rác. Thông tin đơn vị tổ chức thi chui không xin phép hay những nghi án mua giải mà các thí sinh ám chỉ đang được các cơ quan điều tra. Tuy nhiên, điều gây sốc cho nhiều người đó là một cuộc thi tìm kiếm sắc đẹp nhưng hình thức các thí sinh thuộc dạng thường thường bậc chung.
Hậu trường các người đẹp tham dự Nữ hoàng nhan sắc VN.
Những cô gái tìm đến cuộc thi này hẳn ngoài mục đích giao lưu và học hỏi, họ còn có một tham vọng sở hữu danh hiệu nữ hoàng. Họ cũng thừa ý thức để hiểu chiếc vương miện sẽ mang lại lợi lộc gì nên biết đâu cũng chấp nhận luật chơi để đổi về thứ danh tiếng ảo?!...
Trên thực tế, đã có những danh hiệu hoa hậu, á hậu đăng quang tại các cuộc thi được tổ chức 'trá hình' ở nước ngoài nhưng chỉ được duyệt vào dạng nhan sắc 'ao làng' như Ngọc Trinh - Hoa hậu Việt Nam hoàn cầu, Trà Ngọc Hằng - Á hậu Việt Nam hoàn cầu, Quế Vân - Á hậu Hoa hậu người Việt Thế giới, Thúy Nga - Hoa hậu phu nhân người Việt thế giới...
Việc các danh hiệu 'ao làng' liên tiếp bị ném đá một thời gian và dần lùi vào quên lãng dường như đã không còn nhiều ý nghĩa bởi xét cho cùng việc đạt các danh hiệu nói trên rốt cuộc chỉ để các người đẹp (hoặc đơn vị tổ chức) phục vụ cho những toan tính cá nhân (dù bất chợt vô tình hay có chủ ý).
Bài học của những hoa hậu, á hậu 'ao làng' kể trên như lời cảnh tình với các bạn trẻ muốn đi thi để tìm kiếm danh hiệu dù tổ chức trong nước hay nước ngoài. Có lẽ đã đến lúc các cô gái có chút nhan sắc phải biết giữ sự tự tôn cho bản thân, đừng trở thành con mồi béo bở cho đơn vị tổ chức, cho các 'ông bầu' đục khoét, biến họ thành những tên hề cho xã hội bàn tán chê cười.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?