Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm đau cơ bắp, chống viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Công dụng trị bệnh của gừng |
Nếu từng sử dụng gừng để "trị" cái dạ dày đầy hơi khó chịu của mình, bạn sẽ hiểu được những lợi ích sức khỏe của nó. Từ hơn 2.000 năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này đã được sử dụng để điều trị buồn nôn, rối loạn dạ dày, trị các vấn đề về tiêu hóa.
Gừng được sử dụng phổ biến bởi có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 cho thấy dùng gừng kèm với thuốc chống nôn sẽ gia tăng 40% công dụng chống nôn.
"Trong điều trị bệnh, gừng cũng được sử dụng để khắc phục chứng máu lưu thông kém và đau thắt lưng. Ở mức độ cảm giác, gừng có thể hoạt động như một chất xúc tác giúp giảm đau", Laurie Steelsmith, một bác sĩ liệu pháp và là tác giả cuốn “Natural Choices for Women’s Health” cho biết.
Nghiên cứu của tác giả này còn cho thấy gừng có hàng loạt công dụng làm giảm đau cơ bắp, loại bỏ tình trạng viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí làm chậm sự phát triển và tiến đến tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng, đại tràng. Sau đây là những công dụng trị bệnh cụ thể của gừng đã được chứng minh hiệu quả:
Trị buồn nôn và say xe
Gừng nổi tiếng với khả năng giảm buồn nôn nên rất hữu ích cho người bị say xe hay say sóng. Các nhà khoa học đã cho những thai phụ bị ốm nghén dùng đồ uống có gừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những người này cho biết nước uống từ gừng giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn trong phần lớn trường hợp ốm nghén.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm nồng độ protein trong nước tiểu, giảm lượng nước uống vào, nước tiểu đi ra và protein niệu (là nguyên nhân gây suy thận do có quá nhiều chất đạm trong nước tiểu). Loại củ này có công dụng bảo vệ các dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường và giảm nồng độ chất béo trong máu. "Gừng có thể giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tình trạng mạch máu yếu, giảm cả huyết áp và cholesterol", Steelsmith cho hay.
Viêm khớp
Một nghiên cứu chéo xác thực được công bố trên tạp chí Osteoarthritis Cartilage chỉ ra rằng những bệnh nhân bị viêm khớp đau ở đầu gối được cho sử dụng gừng thì các cơn đau giảm đi đáng kể. Nhóm bệnh nhân này có thể duy trì hoạt động thể chất tốt hơn so với những người dùng thuốc giảm đau.
Cảm lạnh và cúm
Các học viên thuộc trường Y Trung Quốc thường kê đơn có thành phần gừng để điều trị triệu chứng cảm lạnh và cúm. Họ đã chứng minh gừng có chứa chất kháng histamin và giúp thông mũi, có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Lưu ý về liều lượng dùng:
Gừng nhạy cảm với nhiệt và oxy, vì vậy cần xử lý cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. Nên bảo quản củ gừng ở nơi mát mẻ, khô thoáng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh được 2-3 tuần.
Để pha một tách trà, bạn gọt vỏ một miếng gừng tươi, cắt đoạn khoảng 5 cm, xắt lát và bỏ vào 2 chén nước đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Sau đó vớt những lát gừng ra, cho thêm mật ong và một lát chanh. Ăn lát chanh sau khi uống trà. Uống 2 tách trà gừng mỗi ngày, trước bữa ăn sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nếu thích sử dụng viên nang hoặc bột gừng, hãy dùng ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2.000 mg. Bạn cũng có thể dùng nhiều hơn nếu không sử dụng gừng làm gia vị thức ăn.
Không nên dùng gừng với chất chống đông máu nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác với các loại thuốc điều chỉnh huyết áp. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc nào.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?