Tâm lý bi quan bao trùm thị trường, nhiều cổ phiếu đã bị kéo xuống mức giá sàn khiến cho đà giảm của 2 chỉ số bị nới rộng. Trong đó, VN-Index đã để mất tới hơn 17 điểm.
Diễn biến HNX -index sáng 16/4/2014 |
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 577,33 điểm, giảm 8,76 điểm (-1,49%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,056 triệu đơn vị, trị giá 1.2 45,73 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 33 mã tăng và 74 mã đứng giá, trong khi có tới 197 mã giảm giá.
Điểm sáng duy nhất ở nhóm cổ phiếu lớn trong phiên sáng nay là mã KDC. Trong khi các cổ phiếu lớn khác đua nhau lao dốc thì KDC vẫn duy trì được mức tăng nhẹ 0,9% (500 đồng) lên 57.500 đồng/CP.
Chiều ngược lại, các cổ phiếu trụ cột như GAS, BID, VIC, BVH, MSN… đều đã đồng loạt lao dốc. Trong đó, mã MSN mất tới 2.000 đồng xuống 94.500 đồng/CP. SSI giảm 1.000 đồng xuống 28.100 đồng/CP và khớp lệnh 4,25 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch cũng diễn ra rất tiêu cực. Mã ITA giảm 400 đồng xuống 9.000 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 6,9 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các cổ phiếu như BGM, ALP, FDG, PXL, PXM, PXT, VHG… đều đã nằm sàn hàng loạt.
Tình hình trên sàn HNX cũng không khá gì hơn sàn HOSE, đa số các cổ phiếu có tính dẫn dắt đều đã đồng loạt giảm giá. Khép phiên sáng, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,02 điểm, giảm 1,31 điểm (-1,56%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,215 triệu đơn vị, trị giá 554,29 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 181 mã giảm và 156 mã đứng giá, trong khi chỉ có 40 mã tăng giá.
Phiên sáng nay, ACB và NTP đã đi ngược thị trường. Trong khi ACB tăng 100 đồng lên 16.800 đồng/CP thì NTP cũng tăng nhẹ 500 đồng lên 72.500 đồng/CP.
Trong khi đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt khác như SHB, PVS, VCG, VND, KLS… đều đã giảm giá. Thông tin quý I năm 2014, SHB đạt 271,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cũng không thể giúp SHB duy trì được sắc xanh, khép phiên sáng, SHB giảm nhẹ 100 đồng xuống 10.700 đồng/CP và khớp tới 6,9 triệu đơn vị.
PVX đang là cổ phiếu có thanh khoản mạnh nhất sàn HNX, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,24 triệu đơn vị. Phiên sáng nay, PVX giảm mạnh 400 đồng xuống 5.500 đồng/CP.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 4.708.400 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 69.420 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).
Mã KBC được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 499.930 đơn vị (chiếm 38,2% tổng khối lượng giao dịch). Hiện KBC đứng ở mức giá 1200 đồng/cp (-2,4%), tổng khối lượng giao dịch đạt 1.308.730 đơn vị. Các mã tiếp theo là VCB (275.100 đơn vị), VIC (197.330 đơn vị), ITA (194.430 đơn vị), TDC (189.000 đơn vị).
Áp lực bán mạnh tiếp tục được tung ra đã khiến nhiều cổ phiếu lớn và nhỏ trên thị trường đồng loạt lao dốc. Đà giảm của 2 chỉ số cũng bị nới rộng thêm.
Đến 09:54, chỉ số VN-Index đứng ở mức 575,96 điểm, giảm 10,13 điểm (-1,73%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,130 triệu đơn vị, trị giá 493,3 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 83,13 điểm, giảm 1,21 điểm (-1,44%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,016 triệu đơn vị, trị giá 231,9 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng tâm lý "bán tháng Năm" xuất hiện, nhà đầu tư nên giảm tỷ lệ margin. Theo ông Thạch, quan sát và trao đổi với nhiều đồng nghiệp trong ngành, không có tin mới có nghĩa là xấu, và thị trường bắt đầu bán mà không có lí do rõ ràng. Nhưng lo lắng này có thể đến từ: (i) tâm lý tháng 5 (bán và đi chơi), (ii) ngày xử đầu tiên của Bầu Kiên có liên quan đến ngân hàng ACB, (iii) UBCK vừa có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc về cho vay ký quỹ và sẽ có kiểm tra bất thường, (iii) tâm lý cắt lỗ và chờ đợi cơ hội mới rõ ràng hơn.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 2,45 điểm (0,42%) xuống 583,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,08 triệu cổ phiếu, tương đương 33,16 tỷ đồng.
Hiện tại, VNM, KDC, DRC… đang nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu và giúp chỉ số VN-Index không giảm quá sâu trước áp lực bán mạnh từ các cổ phiếu lớn khác. Mã VNM đang tăng 1.000 đồng lên 142.00 đồng/CP.
Chiều ngược lại, sắc đỏ đã bao trùm lên các mã lớn khác như BVH, SSI, VIC, HAG, FPT, GAS, BID… Mã SSI đang giảm 300 đồng xuống 28.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn 500 nghìn đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch cũng đang diễn ra khá thận trọng. Các cổ phiếu như ITA, FLC, SAM… đã đồng loạt giảm giá. ITA giảm 100 đồng xuống 9.300 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt gần 800 nghìn đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 84,11 điểm, giảm 0,23 điểm (-0,27%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,356 triệu đơn vị, trị giá 88,04 tỷ đồng.
Tương tự như trên sàn HOSE, góp phần giúp chỉ số HNX-Index không giảm quá sâu là nhờ lực đỡ của một vài cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, PGS, SCR và SHB. Trong đó, mã ACB tăng 300 đồng lên 17.000 đồng/CP. Bắt đầu từ hôm nay ngày 16 đến 29/4/2014, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành xét xử đại án bầu Kiên và đồng phạm.
Mã SHB tăng 100 đồng lên 10.900 đồng/CP. Được biết, từ 17/4-16/5 tập đoàn T&T đăng ký mua hơn 36 triệu cổ phiếu SHB. Chiều ngược lại, các mã như BVS, VND, VCG, PVS… vẫn giảm giá hàng loạt.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%