Khát khao được đi học như bao bạn bè đồng trang lứa, thế nhưng cô bé Nguyễn Thị Viên (sinh năm 1999) không thể thực hiện được ước mơ nhỏ bé ấy.
Bé Viên 14 tuổi mà trông chả khác gì đứa trẻ học cấp 1 |
Từ khi sinh ra, Viên đã phải mang trong mình căn bệnh huyết tán bẩm sinh, nói nôm na, cơ thể cháu không sản sinh ra máu được, phải sống nhờ máu người khác.
14 năm “đói” máu
Xác xơ và vàng vọt, 14 năm sống trên đời là 14 năm cô bé Nguyễn Thị Viên (thôn Nga Trại, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) giành giật sự sống với căn bệnh "đói máu" quái ác.
Nhìn Viên, không ai nghĩ cô bé đã 14 tuổi, cái tuổi chớm bước vào thời thiếu nữ. Với thân thể gầy gò, gương mặt quắt queo, Viên không khỏi khiến tôi thấy ái ngại.
Lúc đầu, cô bé rụt rè, hỏi gì cũng chỉ "vâng - dạ" rồi lại thôi. Viên bảo: Cháu là chị cả trong nhà, dưới cháu còn có 2 em nữa. Nhưng cháu bị bệnh từ bé. Cháu muốn đi học, nhưng hồi 6 tuổi, học được 2 tuần thì không theo được nữa. Bởi vì 1 tháng đi học thì cháu phải nghỉ 10 ngày để đi viện tiếp máu.
"Cháu ở viện nhiều như ở nhà vậy, lúc nào thiếu máu nhiều thì phải ở viện nhiều hơn. Cháu toàn ở 10 ngày, 12 ngày là nhiều. Giờ cháu truyền máu ở Viện Huyết học truyền máu Trung ương, các bác sĩ bảo cháu phải cắt lách cho cơ thể đỡ "tốn" máu nên chuyển cháu về Viện nhi để cắt. Bố mẹ cháu đang phải chạy tiền cho cháu chữa bệnh" - Viên kể.
Quê cháu nghèo khó, còn gia đình cô bé cũng được xếp hàng đầu trong danh sách hộ nghèo. Nhà cháu thì nghèo lắm, có cái xác nhà trống trơn và 3 sào ruộng cho 5 miệng ăn, cả chữa bệnh. Bố cháu thì không được nhanh nhẹn như người bình thường, nếu không muốn nói là có phần ngây ngô đến tội nghiệp. Chưa kể người đàn ông ấy cũng đang “ủ” một đống bệnh trong người.
Chị Đỗ Thị Tuyết (39 tuổi), mẹ Viên rầu rĩ khi kể về đứa con đầu lòng. Sau 3-4 lần sẩy thai, gia đình anh chị mới có được Viên. Đến bây giờ, chị vẫn không quên nỗi ám ảnh ngày hạ sinh đứa con gái đầu lòng. Chị u buồn kể: Lúc sinh cháu, nước ối của em đen kịt như nước ao tù, còn da cháu thì vàng khè hơn cả nghệ. Lúc ấy người ta bảo cháu bị vàng da sinh lí. Nhưng khi ra Bệnh viện Nhi ở Hà Nội khám thì mới hay là cháu bị huyết tán bẩm sinh, cơ thể cháu không tự sản sinh ra máu được. Thế là mỗi tháng 1 lần, gia đình phải chạy vạy từ 5-6 triệu đồng để đi truyền máu cho cháu. Bởi vì hết máu ngày nào, cháu nguy kịch ngày ấy.
Trong nhà Viên chẳng có vật dụng gì đáng giá
Nhà nghèo, bệnh lại nan y. Đã có người bảo "anh chị tính thế nào bây giờ, chứ bệnh của cháu cứ như thế", thì bố mẹ Viên bất lực: "Biết tính sao bây giờ. Chả lẽ thấy con mình quằn quại, khổ sở thế mình lại để mặc cho nó chết. Cố mấy, khổ mấy cũng phải để con được sống".
Cả thôn góp tiền vẫn không đủ cứu Viên
Những ngày này, bố mẹ Viên lại chật vật chạy tiền để cho cô bé đi cắt lá lách. Vì các bác sĩ bảo phải cắt lách để cháu đỡ "hao" máu, nhưng gia đình cũng không có tiền nữa. Chi phí cho cuộc phẫu thuật là khoảng 30-40 triệu đồng. Vừa rồi “cầu cứu” đến thôn, thì cả thôn Nga Trại cũng chỉ quyên góp cho gia đình được hơn 3 triệu đồng để lo cho cháu.
Chị Nguyễn Thị Lan, Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Nga Trại cho biết thêm: Gia đình cháu Viên kinh tế khó khăn, kiệt quệ lắm rồi, nhà chả có gì cả. Cháu Viên từ bé sinh ra đã bị bệnh huyết tán, tháng nào cũng phải đi viện 10 ngày mà bệnh tình càng lúc càng nặng thêm. Sắp tới, cháu phải đi cắt lách nhưng cảnh nhà không còn tiền nữa. Thương cho hoàn cảnh của gia đình, Hội phụ nữ thôn đã đứng ra quyên góp cho gia đình anh chị, nhưng cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng thôi. Vì ở đây dân đều làm nông nghiệp nên mỗi người chỉ có thể đóng góp 10-15 nghìn đồng.
Viên thì ngồi lặng im một chỗ, anh mắt buồn bã
“Nhà cháu thuộc diện hộ nghèo, được vay 15 triệu đồng để mua bò thoát nghèo nhưng vì con cái bệnh tật nên bò cũng chả mua được mà tiền để đi tiếp máu cho con cũng hết rồi. Cảnh nghèo lại càng khốn khó thêm”- chị Lan bùi ngùi.
Nói về tương lai đứa con, chị Tuyết chua xót: "Bệnh cháu không chữa được, giả sử có tiền cắt lá lách thì cũng vẫn phải đi truyền máu định kì hàng tháng. Ngoài đồng ruộng, gia đình không còn gì nữa cả. Giờ chỉ còn nốt con lợn sề thôi, người ta đang trả giá 1 triệu đồng".
Viên thì ngồi lặng im một chỗ. Ánh mắt buồn bã, xa xăm, hỏi mãi cháu mới lại kể: Bố cháu có 6 anh em thì ai nhà cháu cũng vay hết rồi. Mỗi người chỉ được ít thôi, chả vay được nhiều. Bố mẹ cháu có mua thịt, cá về thì toàn bảo hai em nhường cho cháu ăn thôi.
Nói đến đây tự nhiên Viên khóc. Nước mắt giàn giụa. Cháu ôm mặt nức nở, rồi cúi gằm hẳn xuống, ôm lấy đôi chân gầy gò. Tiếng thút thít, tiếng nấc nghẹn đến nao lòng. Thân thể bé nhỏ, còm cõi kia run lên bần bật. Đôi bàn tay chỉ da với xương quệt từng dòng nước mắt chảy tràn nơi khóe mắt.
Tôi hỏi vì sao khóc, Viên nấc nghẹn: “Cháu... cháu nghĩ đến bố mẹ khổ với cháu... quá... nhiều rồi. Bố mẹ cháu... thương cháu quá nhiều. Cháu... cháu... chỉ biết khóc thôi”. Rồi Viên nói về ước mơ: “Cháu mơ ước được đi học thôi, cháu ... chỉ cần đi học... như các bạn”.
Thế nhưng ước mơ giản dị ấy sẽ khó thành hiện thực được, vì cô bé 14 tuổi tội nghiệp này sẽ phải có tiền cắt lá lách, rồi có tiền để mua máu hàng tháng...
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp: chị Đỗ Thị Tuyết (mẹ bé Viên) 01652 006 911. Địa chỉ: Thôn Nga Trại, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?