'Người Hà Nội ra đường phải chạy xe đẹp, còn người Sài Gòn tự tin chạy xe xấu'. Đó là 1 trong 10 điểm khác nhau giữa Hà Nội và Sài Gòn của bạn Phạm Thành.
Clip 10 điểm khác nhau của Hà Nội và Sài Gòn đầy thú vị |
Đã có rất nhiều chủ đề về sự khác nhau giữa văn hóa, cách sống của người Hà Nội và Sài Gòn. Clip của bạn Phạm Thanh sẽ chỉ ra 10 điểm khác nhau giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng hình ảnh minh họa đơn giản, dễ thương nhưng rất thú vị. Cụ thể như sau:
1. Người Hà Nội thường ăn phở vào buổi sáng, còn người ở Sài Gòn thường chỉ cần ly cà phê là đủ.
2. Hà Nội có gánh hoa, xe đạp chở hoa, trong khi Sài Gòn chỉ có tiệm bán hoa.
3. Người ở Hà Nội thường “chém gió” với trà đá ở vỉa hè. Người ở Sài Gòn thường uống cà phê bệt và tám chuyện.
4. Ở Hà Nội có nhiều người gánh hàng rong đi bán, còn ở Sài Gòn là xe đẩy bán hàng rong.
5. Trong khi mưa ở Hà Nội thường kéo dài, mưa Sài Gòn đến nhanh và mau tạnh.
6. Ở Hà Nội có nhiều người đánh giày, còn ở Sài Gòn có nhiều người bán vé số.
7. Người ở Hà Nội thường nhậu không quá khuya và hay về nhà sớm với vợ. Người ở Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm.
8. Người ở Hà Nội ra đường phải chạy xe đẹp cho “bằng bạn bằng bè”. Người Sài Gòn không quan trọng lắm về phương tiện đi lại, trong đó có nhiều người giàu vẫn đi xe cà tàng.
9. Có một thời CSGT Hà Nội đội mũ cối, còn CSGT Sài Gòn đội mũ Helmet.
10. Trong khi người Hà Nội có thói quen dậy sớm (khoảng 5 giờ) để tập thể dục, người Sài Gòn ngủ cho đã rồi mới dậy đi học hay đi làm.
Tất nhiên, những điều được nêu trong clip trên không hẳn chính xác tuyệt đối.
Được biết, clip này cũng là bài tập cuối khóa Motion Graphic của Phạm Thành.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%