Tôi đã là một người đàn ông và cũng đã đi qua rồi cái thời yêu một người phụ nữ vì bề ngoài của họ. Tôi muốn yêu một người phụ nữ đã từng trải qua hôn nhân, thậm chí là một hôn nhân bất hạnh.
|
Tôi luôn tin tình yêu không phải là thứ quan trọng trong cuộc đời mình. Ở đời còn có những thứ đáng giá hơn nhiều. Nhưng khi bắt đầu bước vào tuổi mà tôi biết cô đơn là thứ đáng sợ, tôi lại thèm có được một mái ấm...
Tôi đã về Việt Nam được hơn một tháng. Tôi là người Việt nhưng đây là những tháng ngày đầu tiên tôi được sống ở chính đất nước mà tôi được sinh ra. Mọi thứ đều thân thuộc trong lạ lẫm nhưng tôi biết, đây sẽ là nhà của tôi. Và đã đến lúc tôi trở về nhà. Gia đình tôi định cư ở nước ngoài từ trước khi tôi sinh ra. Ngày mẹ mang thai tôi, ba để mẹ về ở với ngoại để mẹ được gần gũi hơn với ngoại và ba cũng muốn, tôi được sinh ra ở Việt Nam, được ngoại chăm bẵm và hát ru những ngày mới chào đời. Tôi lớn lên với sự nuôi dạy của ba, ông mong muốn tôi sẽ không quên đi nguồn cội của mình. Nhưng dù ba có cố gắng thế nào, tôi vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa phương Tây.
Đặc biệt là trong suy nghĩ. Tôi như một đứa trẻ nổi loạn, làm mọi thứ theo ý thích của mình. Ba luôn mong giữa con cái và bố mẹ có mối liên hệ khăng khít như những gia đình Việt, như gia đình ba sống, như nhà ngoại nhưng tôi thì không. Bạn bè tôi không sống như vậy. Chúng tôi độc lập và tự lập, sống đời sống của mình và không quan tâm nhiều đến những điều ba tôi muốn. Tôi thành công rất sớm. Tốt nghiệp đại học, đi làm vài năm lấy kinh nghiệm, 27 tuổi, tôi thành lập công ty và việc kinh doanh rất tốt. Ba mẹ giục tôi lấy vợ. Bạn bè tôi không bao giờ gặp chuyện này nhưng tôi là một người Việt, sinh ra và lớn lên trong một gia đình Việt. Ba mẹ mong có con dâu, có cháu để bế bồng. Ba nói đó là văn hóa của người Việt. Khi ấy, đó là thứ xa lạ với tôi.
Khi bắt đầu bước vào tuổi mà tôi biết cô đơn là thứ đáng sợ, tôi lại thèm có được một mái ấm... (Ảnh minh họa)
30 tuổi, tôi kết hôn. Vợ tôi không phải là cô dâu Việt. Điều đó ít nhiều gây thất vọng cho ba mẹ. Họ mong con dâu của mình có chung nền văn hóa. Như vậy, cuộc sống gia đình sẽ dễ hòa hợp hơn. Tôi không quan tâm đến chuyện đó. Vợ chồng tôi không có sự liên hệ như ba mẹ tôi. Chúng tôi là vợ chồng nhưng sống cuộc sống độc lập, ít khi chia sẻ chuyện hàng ngày cho nhau nghe. Đó có lẽ cũng là điều tất yếu vì tôi lấy vợ không phải vì tình yêu. Chỉ là do ba mẹ thúc giục quá nhiều, tôi kiếm đại cho mình một cô vợ. Không có tình yêu, chúng tôi sẽ không bị ràng buộc. Hôn nhân như thế dễ chịu hơn rất nhiều.
Nhưng theo thời gian, tôi bắt đầu có tình cảm gắn bó với người mình gọi là vợ. Nhất là khi cô sinh con cho tôi. Sự ra đời của thằng bé làm mọi thứ trong nhà đảo lộn. Ba mẹ tôi dừng hẳn việc kinh doanh để ở nhà chăm sóc cháu trai. Tôi cũng dành ít thời gian cho công việc hơn. Gia đình bỗng trở thành nơi thân thương tôi muốn trở về. Tôi và vợ chưa bao giờ cãi nhau, chưa bao giờ gây lộn. Tôi nghĩ mối quan hệ của hai chúng tôi rất tốt. Thế nên tôi chẳng thể hiểu nổi vì sao cô lại bỏ tôi đi. Cô mang cả con trai hai tuổi đi. Vợ tôi lặng lẽ biến mất. Tôi không có lí do nào cho sự ra đi đột ngột ấy nên nó mãi trở thành một day dứt trong lòng. Câu chuyện vô nghĩa lý ấy khiến đời tôi trở nên thê thảm. Tôi dọn về ở với ba mẹ, nói sẽ chẳng kết hôn một lần nào nữa. Một lần như thế là quá đủ với tôi.
Tôi lấy công việc là thứ để tiêu tốn thời gian và tâm sức. Ba mẹ chỉ có mình tôi nên họ vẫn tìm mọi cách để tôi lấy vợ. Ba mẹ tìm đủ người để mai mối. Ba mẹ không hiểu, nỗi đau từ cuộc hôn nhân đầu tiên kia chưa kịp nguôi nên tôi chẳng thể để tâm đến chuyện kết hôn lần nữa. Ông bà chỉ mong có một đứa cháu. Họ nhận nuôi một đứa trẻ lên ba để gửi gắm tình yêu của mình. Đứa trẻ được dạy dỗ để trở thành một người Việt trong cả cách cư xử và cách suy nghĩ. Có lẽ tôi đã làm ba mẹ thất vọng.
Năm tôi 38 tuổi. Ba mẹ nói họ muốn về Việt Nam sống. Mọi thủ tục được hoàn tất rất nhanh. Chỉ còn mình tôi ở lại. Khi ấy tôi mới thấm thía nỗi buồn và sự cô đơn. Tôi nghĩ đến chuyện yêu trở lại nhưng việc đó hóa ra rất khó khăn. Khi bạn đã khép lòng quá lâu, việc đón nhận một ai đó vào cuộc sống của mình trở thành điều lạ lẫm và khó làm. Việc kinh doanh của công ty vẫn tốt. Tôi có địa vị, có tiền tài nhưng sao tôi vẫn thấy lòng mình trống trải. Mẹ gọi điện sang cho tôi, bà nói: “Về thôi con. Đã đến lúc con về với quê hương của mình”. Nhìn lại tất cả những gì tôi có, tôi chẳng hề thấy hài lòng về chuyện gì. Nghe lời mẹ, tôi trở về Việt Nam. Tôi muốn bắt đầu lại cuộc đời mình. Ba mẹ tôi là người Hà Nội. Ông bà mua một biệt thự bên Hồ Tây để được sống trong yên tĩnh và tránh xa khói bụi ồn ào. Hà Nội đẹp vào những chiều mưa giăng trắng mờ Hồ Tây. Tôi đi bộ dọc theo bờ nước. Sự yên tĩnh chìm trong những đẹp đẽ khiến tâm tôi tĩnh lại và yên ổn. Nỗi ám ảnh về sự ra đi của người vợ trước cùng con trai không còn đè nặng như trước.
Tôi bắt đầu học cách sống như một người Việt... Tiếng Việt của tôi không tốt. Tôi nói lơ lớ như một ông Tây mới học tiếng. Ba mẹ tìm một cô giáo giúp tôi thành thạo hơn ngôn ngữ mẹ đẻ. Cô giáo là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tôi nói chuyện nhiều nhất từ khi trở về. Đó là một cô gái mới ngoài 20, rất vui vẻ và nồng nhiệt. Cô gọi tôi là chú, tôi coi cô như cháu gái nhỏ. Tôi thích cái cách cô lí lắc kể cho tôi về Việt Nam, cách cô bé đèo tôi đi khắp Hà Nội bằng chiếc xe máy nhỏ và cách cô cười vang mỗi khi thấy điều gì đó thích thú. Ba mẹ nói tôi phải lấy vợ, cô bé cũng nói, chú nên lấy vợ đi. Tôi thực sự cũng muốn điều ấy. Tôi nhìn thấy họ yêu nhau trên khắp các con đường tôi đi qua, cách họ nắm tay nhau đầy yêu thương và tin tưởng. Tôi cũng cần có một người phụ nữ ở bên cạnh để che chở, để vỗ về và để yêu thương. Cô giáo tiếng Việt bắt đầu tìm hết các mối quan hệ của mình để giới thiệu cho tôi nhưng tôi chỉ muốn tìm hiểu một người phụ nữ đã từng lập gia đình, nếu có con nữa thì càng tốt. Ba mẹ không nói gì về mong muốn của tôi. Họ nói chỉ cần tôi hạnh phúc thì làm thế nào cũng được.
Tôi đã 40 tuổi. Tôi đã đi qua rồi cái thời yêu đương giận hờn và phải khổ nhọc đoán mọi ý nghĩ của người yêu, phải dỗ dành khi người yêu có điều không vừa lòng. Tôi đã là một người đàn ông và cũng đã đi qua rồi cái thời yêu một người phụ nữ vì bề ngoài của họ. Tôi muốn yêu một người phụ nữ đã từng trải qua hôn nhân, thậm chí là một hôn nhân bất hạnh. Đừng nghĩ tôi kì cục bởi yêu một người phụ nữ đã từng đau khổ dễ hơn nhiều so với một người phụ nữ sống quá hạnh phúc. Một người phụ nữ đã từng phải chịu đớn đau trong hôn nhân sẽ biết cách trân trọng cuộc hôn nhân tiếp theo và trân trọng người đàn ông tiếp theo của đời họ.
Tôi không ngại để làm người đàn ông thứ hai. Tôi cũng không ngại làm ba của một đứa trẻ là con của người đàn ông khác. Được yêu thương một đứa trẻ là một điều hạnh phúc, cớ sao ta phải phân biệt đây là con ta hay là con của họ? Thế nên tôi không thấy tôi lạ lùng khi tôi đi tìm một người phụ nữ đã từng kết hôn, đã có một con để tìm hiểu và mong muốn họ trở thành gia đình của tôi. Tôi đã gặp một vài người phụ nữ gặp bất hạnh trong hôn nhân. Tôi hoàn toàn nghiêm túc nhưng họ lại ngần ngại chia sẻ. Không phải ai cũng có thể nói cho một người mới quen về nỗi đau mà mình đã phải trải qua. Họ lặng im và nhấn chìm mình trong những đau khổ đã qua. Tôi cũng đã từng như vậy nhưng tôi nhận ra, để hạnh phúc, chúng ta nên để quá khứ chỉ là câu chuyện đã qua và chỉ nên nhắc lại khi vết thương lòng đã không còn nhức. Tôi sẽ yêu một người phụ nữ biết cách vượt qua nỗi đau của mình và cùng cô sống một cuộc sống mới. Vì chúng ta là con người nên chúng ta có quyền hạnh phúc. Cớ sao cứ sống mãi trong những thứ đã đi qua để bỏ lỡ tương lai của mình?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%