Từ đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con cũng được… đánh nhau.
Đây là lễ hội đặc biệt của người Peru để tiễn đen đủi năm cũ, chào đón năm mới sắp đến. Khắp nơi diễn ra các cuộc hát hò, nhảy múa, ăn uống suốt ngày đêm. |
Ở thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas, thuộc Peru, vùng đất có độ cao tới 3.600m so với mặt nước biển, có một lễ hội khá kỳ cục, có tên Takanakuy, đó là đánh nhau loạn xị ngậu.
Màn đánh nhau diễn ra vào thời điểm kết thúc lễ hội. Khi đó, đàn ông, đàn bà lao vào đánh nhau nhằm giải quyết mọi hiềm khích năm cũ, đón năm mới vui vẻ.
Người dân khắp vùng sẽ tụ tập lại xem những màn đánh đấm đầy kịch tính.
Sàn đấu thường là các sân cỏ, bãi cát rộng rãi của địa phương. Mọi người sẽ quây quần quanh sân để xem màn đánh lộn.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đánh lộn. Từ đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con cũng được… đánh nhau.
Mục đích của màn đấu tay chân này là để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn của năm cũ. Không giải quyết được bằng tranh chấp dân sự, hòa giải, thì họ chọn cách giải quyết bằng nắm đấm.
Trận đánh nhau diễn ra một cách thực sự, đổ máu, chứ không phải biểu diễn. Họ chỉ dừng lại khi máu đổ, khi bị đo ván, hoặc khi mọi người xông vào can ngăn.
Những màn đấm đá ác liệt, gay cấn nhất thường xảy ra với các đấng mày râu say rượu. Khi rượu ngà ngà, họ “ra trận” rất ác liệt, không cần biết sống chết ra sao.
Takanakuy, tiếng địa phương Peru là “dòng máu nóng”, hay “dòng máu sôi”, thể hiện rõ sự bạo lực.
Những người tham gia đều có quyền sử dụng các thế võ truyền thống, sức mạnh vốn có để tấn công đối phương.
Tuy nhiên, trọng tài hoặc những người uy tín sẽ giám sát chặt chẽ trận đấu, để không xảy ra án mạng. Khi một người đã ngã xuống, thì cuộc đụng độ phải dừng lại.
Điều thú vị nhất, thể hiện tinh thần của Takanakuy, đó là khi cuộc đấm đá chấm dứt, hai bên bắt tay, ôm nhau và giảng hòa.
Các đấu thủ không đeo găng tay, áo giáp, mà chỉ quấn tấm khăn nhỏ có họa tiết truyền thống của địa phương.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tục lệ đầy tính bạo lực này, song có một điều không thể phủ nhận, thị trấn Santo Tomas thuộc tỉnh Chumbivilcas là nơi yên bình nhất.
Vùng đất nằm sâu trong dãy Andes này chỉ có 3 sĩ quan cảnh sát, nhưng gần như không có việc làm. Tòa án cũng không có, bởi thay vì đưa nhau ra tòa, cư dân giải quyết bằng nắm đấm vào dịp cuối năm.
Những mâu thuẫn được người đứng đầu ghi vào sổ và được giải quyết trong trận đấu Takanakuy cuối năm.
Và lễ hội Takanakuy đã trở thành một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Chumbivilcas.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?