Hoạt động tìm kiếm những hành khách bị mất tích trong vụ chìm phà Sewol của Hàn Quốc đã phải tạm dừng do thời tiết xấu.
Phà Sewol bị chìm trên biển |
Đã 3 tuần trôi qua kể từ khi phà Sewol bị chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc, tính đến nay đã có 275 người thiệt mạng, 29 người vẫn đang mất tích.
Do thời tiết xấu, thợ lặn phải ngừng hoạt động và chỉ có 19 tàu cỡ lớn có trọng tải hơn 1.000 tấn được tham gia công tác ở vùng biển nơi chiếc phà chìm. Máy đo xác định lúc 9h sáng nay (12/5) theo giờ địa phương, ở khu vực hiện trường có sóng cao 2-2,5m, vận tốc gió đo được là 12-14m/s.
Trong tuần này, Hàn Quốc sẽ tổ chức một phiên họp Quốc hội đặc biệt và một số Ủy ban bắt đầu hoạt động từ ngày hôm nay (12/5) để xác nhận nguyên nhân và trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol.
Bàn thờ chung cho các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đắm phà
Thuyền trưởng phà Sewol, ông Lee Joon-seok, cùng 14 thành viên thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ với các cáo buộc có hành vi sơ suất dẫn đến chết người và bỏ rơi hành khách.
Phà Sewol có trọng tải hơn 6.800 tấn, bị lật hôm 16/4 khi từ cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju. Trong số 476 hành khách và thành viên thủy thủy đoàn có mặt trên phà, chỉ có 172 người sống sót.
Hiện nguyên nhân khiến phà Sewol bị đắm vẫn đang được điều tra, song các chuyên gia cho rằng nếu chiếc phà chở quá tải nghiêm trọng như vậy thì chỉ cần một hành động chuyển hướng dù nhỏ cũng khiến cả chiếc phà mất thăng bằng.
Dữ liệu theo dõi cho thấy chiếc phà đã rẽ phải 45 độ tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, và các thủy thủ cũng khai báo rằng họ nhận thấy điều gì đó rất bất thường với bánh lái khi họ cố gắng thực hiện hành động chuyển hướng ít đột ngột hơn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
- Loài động vật quý hiếm nhất thế giới, chỉ hai cá thể còn sống. Là con gì?
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn