“Em cứ yên tâm, ở đây anh mua hết, xe không chính chủ thì anh có cách làm cho nó ‘có chủ’…”, là lời chào mời không biết đùa hay thật của một cò xe.
Nhiều tiệm cầm đồ 'thanh lý các loại xe' tuy nhiên người đến hỏi mua èo uột |
Từ sau Nghị định 71 của CP về quy định mức phạt cho chủ phương tiện không chính chủ, tại một số chợ xe máy cũ, hiệu cầm đồ, show room bán xe cũ công cuộc mua bán vẫn diễn ra như bình thường tuy nhiên có vẻ ‘đìu hiu’ hơn trước. Trong vai một người đi bán xe máy, chúng tôi tới cửa hàng số 84 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Hà Nội. Vừa dừng xe thì đã có 2 cò đon đả chạy ra hỏi “chị muốn bán xe à”. Ngay lập tức chúng tôi vờ tỏ vẻ lớ ngớ và bập bẹ nói “vâng”. Một cò vỗ vai bảo “lần đầu đi bán xe à, yên tâm ở đây anh làm ăn đàng hoàng không việc gì phải sợ…”.
Với vẻ bình tĩnh hơn, chúng tôi dắt xe đi theo một cò vào chợ, tay cò này định giá chiếc xe của chúng tôi giá 4 triệu có đăng ký xe. Tôi vờ bảo “vì lâu lắm em không dùng tới đăng ký xe nên bố em giữ ở quê, mà giờ em đang cần tiền gấp thì anh có mua xe không có đăng ký không?”. Một tên lắc đầu, chép miệng “chà chà khó đây, giờ cái gì cũng cần ‘chính chủ’, thôi được nếu không có đăng ký thì xe này chỉ đáng giá 2 triệu thôi (Trong khi trước đó xe đã được cò định giá là 4 triệu đồng). Nếu bán thì để xe lại đây rồi anh thanh toán tiền, hoặc là bọn anh sẽ chở em về tận nhà, đưa tiền và lấy xe của em luôn”.
Chợ xe máy cũ Dịch Vọng khá vắng vẻ
Trong lúc ngồi ‘cò kê’ thêm giá và tản mạn về chuyện xe cộ, một cò lẩm bẩm “mấy ngày nay người đi bán xe cũ đã ít mà người mua còn ít hơn, mọi người sợ mua xe cũ ‘không chính chủ’ bị phạt”. Chúng tôi vờ hỏi thêm, “các anh cũng liều thật, xe không chính chủ mà cũng vẫn mua”, người kia cười khoái chí “ôi em ơi, giờ xe không chính chủ, thì anh có cách làm cho nó có chủ, chỉ cần người bán photo minh thư để lại là được, với cả bọn anh có cách để ‘đẩy’ hàng đi các tỉnh, mà lo gì không bán được xe…”.
Cùng cảnh với chúng tôi, bác Trịnh Vân Sơn (Từ Liêm, Hà Nội) cũng tới chợ để ‘tham khảo’ thêm giá để bán chiếc xe cũ của mình. Bác nói: “chiếc xe này trước bác cũng mua cũ, giờ muốn bán để ‘lên đời’ xe ga, nhưng một số cửa hàng sửa xe họ không mua lại vì ‘xe không chính chủ’, nếu khách hàng khác mua lại thì mất thêm khoản phí sang tên đổi chủ gì đó nữa nên bác không bán được đành tới chợ xem có ‘tiêu thụ’ được không…”.
Các cửa hàng kinh doanh xe máy cũ mới các loại vẫn hoạt động như bình thường
Với ý không hài lòng với giá xe, chúng tôi cố tình đòi cao hơn để cò xe không thể mua được và để chúng tôi đi.
Tại một số tiệm cầm đồ trên đường Láng (Hà Nội), một số cửa hàng treo biển “thanh lý xe máy”, với chiêu bán giảm giá tới 2 đến 3 triệu/xe nhưng những vẫn ‘ế ẩm’. Chủ một cửa hàng cầm đồ nói thêm “nói thật với em là mấy ngày hôm nay anh chưa bán được chiếc xe nào, như chiếc xe Lead này, còn rất mới, anh đã hạ giá xuống 2 triệu nữa mà vẫn không bán được. Nhiều người sợ xe 'không chính chủ' nhưng xe anh 'cầm' vẫn có đầy đủ giấy tờ đăng ký, vì xe đi 'cầm' nên không biết chủ cũ là ai để có thể làm giấy sang tên đổi chủ...”.
Anh Mạnh Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc, "vì anh đang cần tiền gấp nên muốn cắm xe rồi xoay tiền để chuộc lại, xe này là xe của anh nhưng đứng tên bố, giờ bố anh ở quê mà anh thì cần tiền gấp nên không biết xoay sở thế nào, đi cắm thì chủ cửa hàng bắt phải có giấy tờ, sổ hộ khẩu hoặc CMND của bố anh… rắc rối quá”.
Rất nhiều xe cũ còn 'tồn' lại từ trước, các chủ buôn sẽ tìm cách để 'xả hàng' về các tỉnh
Cùng cảnh muốn mua xe chính chủ nhưng chị Hà Phương (Thanh hóa, công tác tại Hà Nội), muốn mua xe mang biển số Hà Nội nhưng vì không có hộ khẩu nên định nhờ đồng nghiệp đăng ký hộ. Giờ lại vướng giấy tờ sang tên đổi chủ nên chị cũng chưa biết nên mua xe và đăng ký ở Hà Nội hay ở quê…
Chiêu ‘lách’ luật của những cò xe ở phố Chùa Hà là chỉ cần photo chứng minh thư của người đứng tên đăng ký xe, sau đó chuyển lại cho người mua sau, theo một số cò thì biện pháp này sẽ giúp chủ xe ‘thoát’ được việc bị xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, một số xe ‘tồn’ trước đó nhập về không có đăng ký xe, và nếu có đăng ký nhưng không chính chủ sẽ được ‘tuồn’ về các tỉnh, nhất là những vùng sâu vùng xa bằng nhiều cách.
Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong đó sẽ phạt, đối với hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" (không sang tên đổi chủ): Phạt từ 6-10 triệu đồng với ôtô và 800.000 đến 1,2 triệu đồng với xe máy. Quy định này tăng mức phạt nhiều lần so với quy định cũ. (Đối với với xe mô tô theo quy định cũ thì chỉ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng). |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?