Những điểm đi lễ đầu năm trên cả nước đã đón hàng nghìn lượt khách tới để cầu nguyện cho năm mới cũng như vãn cảnh ở đây. Cùng dạo qua những điểm đi lễ đầu năm.
|
Đi lễ đầu năm tại chùa là một nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Ngày đầu xuân đông đảo du khách đã có mặt tại những điểm đi lễ đầu năm cầu mong cho một năm mới tốt lành...
Những điểm đi lễ đầu năm tại Hà Nội
Chùa Trấn Quốc nằm ở phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa có lịch sử 1500 năm nổi tiếng là cửa Phật linh thiêng bậc nhất ở Thăng Long - Hà Nội, nơi đây trở thành một trong những điểm đi lễ đầu năm của không ít du khách, tín đồ Phật tử mọi nơi.
Chùa Trấn Quốc vinh dự là công trình lịch sử thứ 10 trong Toàn xứ Đông Dương, được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Ngay gần đó là đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).
Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội. Công trình có giá trị lớn về lịch sử và kiến trúc là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của đông đảo người dân Hà Nội. Chính vì thế nên đền trở thành một địa điểm lý tưởng trong danh sách những địa điểm đi lễ đầu năm hàng đầu của người dân.
Chùa Hà - ngôi chùa thu hút đông đảo phật tử, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ bởi từ lâu người ta đã gắn cho chùa Hà nội niềm tin lớn về 'đường tình duyên'. Ngôi chùa với có quần thể đẹp rộng thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hẳn người dân Hà Thành ít nhất một lần tới đây để tìm khoảng thời gian tĩnh lẵng và cầu nguyện về hai chữ 'tình duyên'.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km, đền Gióng ở Sóc Sơn nằm trong quần thể khu di tích đền dưới chân núi Vệ Linh. Nơi đây được du khách chọn là điểm đi lễ đầu năm thích hợp để tưởng nhớ tới công lao của Thánh Gióng và tìm lại những phút giây thư giãn, tĩnh tâm nhất.
Những điểm đi lễ đầu năm tại thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Vĩnh Nghiêm nơi có tháp đá cao và công phu nhất Việt Nam tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm, vào những ngày đầu xuân chùa đã có rất đông người đến thắp hương, khấn Phật, vãn cảnh , cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Chùa Ông Bổn hay còn gọi là Nhị phủ miếu, tọa lạc tại đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 (TP. HCM), hàng năm có nhiều lễ hội lớn. Trong những ngày đầu năm nơi đây là một trong các địa điểm đi lễ chùa của người dân, đặc biệt ngày lễ chính của chùa là Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Tám theo âm lịch. Chùa luôn tấp nập khách tới thắp hương, lễ Phật.
Chùa Xá Lợi - ngôi chùa có tháp chuông lớn nhất Việt Nam, nơi đây không chỉ được biết đến với kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp mà còn khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.
Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Nằm ở quận 3, TP. HCM nên mỗi dịp xuân sang, người người lại nô nức tới lễ chùa để cầu bình an.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%